SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: Lãi suất tiếp tục hạ nhiệt, loạt quan điểm về tín dụng bất động sản

16:40, 12/02/2023
Những tin ngân hàng nổi bật tuần qua như: Đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi; dư nợ tín dụng vào lĩnh vực này đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng;...

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định NHNN không siết tín dụng bất động sản

Ngày 8/2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng bất động sản.

Đó chỉ là chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với một số phân khúc rủi ro như phân khúc có tỷ lệ đầu cơ lớn,… để đảm bảo an toàn hệ thống, đến nay NHNN nhất quán quan điểm chỉ đạo như vậy.

Còn đối với tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được đảm bảo công bằng như các lĩnh vực khác.

tin-ngan-hang1
Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định NHNN không có chủ trương siết chặt tín dụng với lĩnh vực bất động sản. Ảnh: NHNN.

Trong năm 2022, ngành Ngân hàng đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, qua đó đóng góp tích cực vào các thành quả nổi bật của nền kinh tế.

Theo đó, lạm phát năm 2022 được kiểm soát theo mục tiêu đề ra (CPI bình quân cả năm là 3.15%); tăng trưởng GDP đạt 8.02% - đây là mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Đáng chú ý, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam.

Nhờ đó, niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh doanh và triển vọng kinh tế tiếp tục được giữ vững.

Trong năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả và kịp thời nhận diện, đánh giá khó khăn, tác động để có biện pháp phù hợp.

Trên cơ sở kết quả đạt được của tín dụng năm 2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15% có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

Ngân hàng cho các doanh nghiệp bất động sản vay tăng 1,7 lần kể từ giữa năm 2019

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giai đoạn 2017 - 2019 (thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19), tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng trưởng trên 20%/năm; cao hơn mức độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (13 - 14%) và giữ tỷ trọng 18 - 19% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế.

Giai đoạn 2021 - 2021, dưới tác động của đại dịch, dư nợ tín dụng bất động sản vẫn có sự tăng trưởng tuy nhiên ở mức thấp hơn những năm trước (năm 2020 tăng 12,06%, năm 2021 tăng 15,37%).

Tính đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực này đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021. Đây là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn với 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản tăng 11,5% chiếm tỷ trọng 31,28%; dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 31,1% chiếm tỷ trọng 68,72%. Theo phân khúc,  dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,66%, khu công nghiệp và khu chế xuất 2,67%, nhà ở nhà hội 0,71%, khác là 13,77%.

tin-ngan-hang3
Nguồn ảnh: Internet.

Căn cứ theo số liệu trên, tín dụng cho vay chủ đầu tư bất động sản tính đến cuối năm 2022 đạt khoảng 800.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với thời điểm cuối tháng 6/2019 (khoảng 473.700 tỷ đồng) và gấp gần 1,3 lần so với thời điểm cuối năm 2020 (khoảng 633.740 tỷ đồng).

Nhiều ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi

Sau Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vào ngày 8/2 tuần qua, nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất, mức 8-9%/năm đang được xuất hiện nhiều hơn.

Từ ngày 08/02, NCB cũng giảm từ 0,2-0,65 điểm phần trăm lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 6-9 tháng giảm còn 9,15%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2 điểm phần trăm còn 9,3%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm 0,4 điểm phần trăm còn 9,3%/năm và kỳ hạn 36 tháng giảm đến 0,65 điểm phần trăm còn 9,05%/năm.

Techcombank giảm đều 0,5 điểm phần trăm lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên kể từ ngày 07/02. Đơn cử như trường hợp khách hàng thường, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống được giữ nguyên ở mức 5,9%/năm và từ 6 tháng trở lên giảm từ mức 9%/năm kỳ trước xuống còn 8,5%/năm.

PVComBank lại chỉ giảm nhẹ 0,2-0,3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6-12 tháng từ kỳ điều chỉnh 08/02, đưa mức lãi suất kỳ hạn 6 tháng xuống còn 8,3%/năm, lãi suất kỳ hạn 9 tháng còn 8,4%/năm và 12 tháng còn 8,8%/năm.

Nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV vẫn giữ nguyên mức lãi suất gần tương đồng nhau. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1-2 tháng được giữ ở mức 4,9%/năm; kỳ hạn 3 tháng và 5 tháng duy trì 5,4%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng giữ ở 6%/năm và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng lên 7,4%/năm. Ngay cả lãi suất không kỳ hạn cũng được tăng từ mức 0,1-0,2%/năm lên 1%/năm.

Tính đến 09/02/2023, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1-3 tháng được các ngân hàng duy trì trong khoảng 4,9-6%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng nằm trong khoảng 6-9,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng trong khoảng 7,3-9,95%/năm.

Tính đến 09/02, ở kỳ hạn 12 tháng, SCB vẫn đang giữ mức lãi suất tiền gửi cao nhất với 9,95%/năm. DongABank và KLB đang cùng giữ mức lãi suất 9,5%/năm. Kế đó là SGB và BaoVietBank cùng giữ mức 9,4%/năm.

Ở kỳ hạn 6 tháng, SCB vẫn đang là nhà băng áp dụng mức lãi suất cao nhất ở 9.5%/năm, kế đó là DongABank ở mức 9,35%/năm; KLB và Vietbank xếp ngay sau đó với 9,3%/năm.

Tin Ngân hàng Nhà nước cho phép VNPost thoái hơn 140,5 triệu cổ phần tại LienVietPostBank

Tuần qua, một trong những tin ngân hàng nổi bật là sự kiện LienVietPostBank đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn Tổng cục Bưu điện Việt Nam (VNPost). Theo đó, NHNN chấp thuận đề nghị của LienVietPostBank về việc chuyển nhượng hơn 140,5 triệu cổ phiếu LPB do VNPost sở hữu.

Văn bản cho biết, LienVietPostBank có trách nhiệm phối hợp với VNPost thực hiện việc chuyển nhượng cổ phiếu theo đúng quy định pháp luật.

Trong đó, LienVietPostBank có trách nhiệm phối hợp với VNPost xây dựng phương án, lộ trình xử lý hệ thống phòng giao dịch bưu điện sau khi VNPost thực hiện chuyển nhượng cổ phần, trong đó có phương án quản lý các đơn vị mạng lưới của LienVietPostBank (bao gồm hệ thống phòng giao dịch bưu điện), đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật.

LienVietPostBank phối hợp với VNPost thông tin đầy đủ tới các nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của cổ đông theo đúng quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó lưu ý cổ đông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua/nhận chuyển nhượng cổ phần tại LienVietPostBank; không sử dụng nguồn vốn do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để chuyển nhượng cổ phần của LienVietPostBank; không được góp vốn, mua cổ phần của LienVietPostBank dưới tên cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp uỷ thác theo quy định của pháp luật.

Văn bản này có giá trị thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ ngày ký (2/2) và thay thế văn bản 8177/NHNN – TTGSNH ngày 18/11/2022.

Trước đó, ngày 18/11/2022, NHNN đã có văn bản văn bản 8177/NHNN – TTGSNH chấp thuận đề nghị của LienVietPostBank về việc chuyển nhượng gần 122,2 triệu cổ phần LPB (10,15% vốn ngân hàng) do VNPost sở hữu.

Sau đó, LienVietPostBank đã phát hành hơn 225,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 100:15 (sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới). Sau khi nhận cổ tức, số lượng cổ phiếu LPB do VNPost sở hữu tăng từ gần 122,2 triệu lên hơn 140,5 triệu đơn vị.

Hồi đầu năm 2022, VNPost từng thực hiện bán đấu giá gần 122,2 triệu cổ phần LPB nhưng không thành công. Chỉ 7 nhà đầu tư cá nhân trong nước mua thành công 800 cổ phiếu LPB do VNPost chào bán với giá đấu bình quân 29.483 đồng/cp. Trong đợt đấu giá này, VNPost muốn bán 122,2 triệu cp LPB với giá khởi điểm 28.930 đồng/cp, tương đương hơn 3.500 tỷ đồng cho toàn bộ lô cổ phần.

Agribank giảm giá mạnh thanh lý 6 khu đất của thành viên FLC tại TP HCM và Tiền Giang

tin-ngan-hang2
Nguồn ảnh: Internet.

Tin ngân hàng tiếp theo đáng chú ý tuần qua là sự kiện Agribank tiếp tục hạ giá hàng chục tỷ đồng 5 tài sản đảm bảo cho khoản vay của CTCP Nông dược HAI tại Agribank Chi nhánh Phú Nhuận.

Cụ thể là các quyền sử dụng đất diện tích 2.287 m2; diện tích 2.352 m2; diện tích 1.920 m2; diện tích 2.193 m2; và quyền sở hữu công trình xây dựng trên diện tích đất 4.113 m2 tại Khu phố 3, phường 4, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Giá khởi điểm cho 5 tài sản trên hơn 42 tỷ đồng; đặt trước 10% giá khởi điểm. Con số này giảm tới gần 18 tỷ đồng so với lần rao bán hồi tháng 10/2022.

Buổi đấu giá được tổ chức vào 9h ngày 22/2 tại 56 Hiền Vương, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.

Agribank cũng thông báo lần ba bán đấu giá một tài sản khác của Nông dược HAI là quyền sử dụng đất 3.048 m2, tại số 358 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh (xây dựng trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng).

Agribank chào giá khởi điểm cho lô đất vàng trên là 171,7 tỷ đồng; giảm 18,6 tỷ đồng so với lần chào bán không thành công trước đó hồi tháng 11 và giảm 48,3 tỷ đồng so với lần chào bán hồi tháng 9 (gần 220 tỷ đồng).

Người tham gia đấu giá phải nộp là tương đương 20% so với giá khởi điểm. Buổi đấu giá được tổ chức vào 14h ngày 16/2, tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM, 19/5 Hoàng Việt, Phường 4, quận Tân Bình, TP HCM.

TPBank chốt ngày trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 25%

tin-ngan-hang
Nguồn ảnh: Internet

Tuần qua, TPBank – Mã: TPB) vừa công bố kết quả lấy kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức trong năm 2023. Cụ thể, đại hội đồng cổ đông TPBank đã thông qua phương án trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, với tỷ lệ tán thành đạt 77,69%.

Theo kế hoạch, TPBank sẽ thực hiện trả cổ tức 2.500 đồng/cổ phiếu. Với gần 1,582 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và không có cổ phiếu quỹ, ước tính TPBank sẽ chi khoảng 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn chi trả sẽ lấy từ lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021, sau khi trích lập các quỹ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán.

TPBank cho biết, lợi nhuận còn lại và các quỹ thặng dư lũy kế đến hết năm 2022 đạt hơn 13.364 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021 sau khi trích lập các quỹ là hơn 5.486 tỷ đồng.

Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cổ đông hiện hữu để chi trả cổ tức là 21/2/2023. Ngày thanh toán là 3/3.

Hoàng Long (t/h)

Tin khác

Tin Tổng hợp 7 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.