SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Tiến trình đàm phán bản quyền phát sóng World Cup 2022 bị trì trệ

09:54, 20/08/2022
(SHTT) - Theo thông tin từ Đài truyền hình Việt Nam (VTV), nếu giá bản quyền phát sóng World Cup 2022 vượt quá khả năng tài chính, đơn vị này sẽ phải từ bỏ việc có bản quyền các trận đấu tại sân chơi bóng đá lớn nhất hành tinh.

Các đơn vị truyền thông tại Việt Nam đang kết hợp để cùng mua gói bản quyền truyền thông World Cup 2022. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán với đối tác dự kiến sẽ khó khăn khi giá bản quyền World Cup 2022 rất cao.

Trước đó, đơn vị sở hữu bản quyền World Cup 2022 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã sang Việt Nam và có cuộc làm việc với một số đài cũng như đơn vị truyền thông trong nước. Đơn vị này đã đưa ra giá bán ở thị trường Việt Nam là 15 triệu USD (tức hơn 350 tỉ đồng). Nếu bỏ ra 15 triệu USD, đơn vị mua bản quyền truyền thông World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có những quyền lợi, trong đó có quyền truyền hình và radio: độc quyền truyền hình (mặt đất, cáp, vệ tinh, IVTV) và không độc quyền phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam. Quyền truyền phát trên di động và internet (bao gồm OTT): độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam...

Các đơn vị trong nhóm đàm phán mua bản quyền World Cup 2022 tại Việt Nam cho biết mức giá này đã tăng khoảng 3 triệu USD so với mức khoảng 12 triệu USD của World Cup 2018. Đây là mức giá quá cao bởi qua 2 năm Covid-19, các nhà đài bị thua lỗ, gần như kiệt quệ, không có đủ tài chính. Nếu mua với giá này, thì việc thu lại bằng khai thác kinh doanh tài trợ, quảng cáo là không thể".

world cup1

 

Chia sẻ trên Báo Thanh Niên, một chuyên gia về bản quyền truyền hình cho biết: “Việc giá bị đẩy lên cực cao so với sức chịu đựng của thị trường Việt Nam có thể vì chính chúng ta đã chịu mua với mức rất cao từ World Cup 2018 (so với World Cup 2014). Nghĩa là chính Việt Nam đã vô tình tạo ra mặt bằng giá mới và sau 4 năm, giá không thể thấp hơn hoặc bằng giá của kỳ World Cup trước. Năm nay, đối tác đã bán xong ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới mà nếu giảm giá ở Việt Nam, tổng doanh thu chung của họ sẽ bị ảnh hưởng. Và nếu như vậy cũng đồng nghĩa với việc, Việt Nam lại tạo ra mặt bằng giá mới gây bất lợi cho đối tác ở kỳ World Cup 2026. Đối tác nước ngoài không bao giờ để mình rơi vào tình cảnh bị thất thế, dù có thể hiện tại, chính họ cũng đang rất sốt ruột khi World Cup 2022 chỉ còn 3 tháng nữa. Nhưng đối tác cũng sẽ không bán kiểu “bán đào vào chiều 30 tết” đâu.

Với VTV, từ vài năm nay, quan điểm của đài này là không độc quyền kể cả những giải có đội tuyển Việt Nam mà cùng khai thác và chia sẻ thương mại với 1 đơn vị khác. Nếu anh cả VTV và các doanh nghiệp cùng quyết định đứng ngoài cuộc thì khán giả Việt Nam coi như không được xem World Cup 2022 trên các kênh sóng. Người hâm mộ nên chấp nhận thực tế này để tránh tạo áp lực không cần thiết cho các nhà đài hay các doanh nghiệp. World Cup chỉ diễn ra 1 tháng, nếu chi phí lớn, bài toán kinh tế bị đổ vỡ trong trường hợp không thu được từ quảng cáo. Tôi lấy ví dụ về World Cup nữ 2023, hiện tại đã có đơn vị trong nước sở hữu được gói bản quyền phát sóng giải này, mà theo nhận định của dân trong nghề, giá cũng không hề rẻ. Nhưng có thể, họ cũng sẽ bán được quảng cáo ở 3 trận có đội tuyển nữ Việt Nam. Còn World Cup nam, ở vòng bảng, các doanh nghiệp rất khó thu được quảng cáo giá cao”.

Mới đây, một doanh nghiệp lớn thường xuyên sở hữu bản quyền phát sóng các giải thể thao lớn tại VIệt Nam cũng đã cho biết: “Chúng tôi hiện tạm dừng việc đàm phán và có thể sẽ thôi nuôi ý định mua bản quyền truyền hình World Cup 2022 nếu đối tác không chịu giảm giá. 

Chúng tôi cũng đã cân đo đong đếm lại quỹ tài chính để xem nếu cố gồng thì có lỗ nặng không. Kể cả khi hợp tác với một đơn vị khác để chia sẻ số tiền 15 triệu USD thì chúng tôi cũng không thể có lãi. Chúng tôi còn rất nhiều kế hoạch cần phải mua mua bản quyền các giải đấu khác trong tương lai nên không thể mạo hiểm được".

Còn nhớ tại World Cup 2018, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) phải cần đến sự giúp sức của 2 doanh nghiệp lớn mới có thể mua được bản quyền giải đấu lớn nhất hành tinh. Thời điểm đó, lãnh đạo VTV cho hay việc mua bản quyền truyền thông những giải đấu như World Cup, VTV thường lỗ khoảng 90%. Như vậy có thể thấy, công cuộc đàm phán bản quyền phát sóng World Cup 2022 chưa có dấu hiệu khả quan.

Minh Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.