SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 07/05/2024
  • Click để copy

Siết chặt mua bán hóa chất độc hại

10:24, 03/01/2014
Trong khi các hóa chất độc hại được sử dụng trong thực phẩm như hàn the, formol, Tinopal… vẫn đang được mua bán tràn lan, thì cơ quan chức năng vẫn lúng túng trong công tác quản lý, xử phạt do các quy định pháp luật chưa đầy đủ. Thực tế trên được đại diện các Sở Công thương TP, Sở Kế hoạch - Đầu tư TP, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP, Sở KH-CN TP… khẳng định tại buổi làm việc với Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TPHCM vào sáng 2-1.

Hóa chất lẫn lộn phụ gia thực phẩm

Theo báo cáo của Sở Công thương TP, tình trạng sử dụng hóa chất trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa diễn ra phổ biến trong các ngành sơn, dệt nhuộm, hóa mỹ phẩm, cao su, dược… Riêng tại địa bàn quận 5, hiện có 109 cơ sở kinh doanh mặt hàng hóa chất, tập trung chủ yếu tại các tuyến đường xung quanh chợ Kim Biên như Vạn Tượng, Phan Văn Khỏe, Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Gò Công (thuộc địa bàn các phường 13, 14 - quận 5). Trong đó có cả hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp được Sở Kế hoạch-Đầu tư cấp giấp phép hoạt động.

Tuy nhiên, bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP, cho biết, phần lớn các cơ sở này hiện kinh doanh đồng thời cả hóa chất công nghiệp và phụ gia thực phẩm. Hàng hóa được bày bán và tồn chứa chung. Các cơ sở cũng thực hiện sang chiết, đóng gói hóa chất tại chỗ để kinh doanh nhỏ lẻ nhưng lại không đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, con người cũng như các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, ghi nhãn hóa chất và công bố chất lượng sản phẩm. Không ít cơ sở kinh doanh có kho chứa nằm xen lẫn trong khu dân cư. Nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Người dân đã nhiều lần phản ánh về ô nhiễm mùi hôi tại khu vực các gia đình có kinh doanh hóa chất.

Cũng theo bà Lê Ngọc Đào, tất cả 17 hộ kinh doanh mặt hàng hương liệu, phụ gia thực phẩm (không có cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp) tại chợ Kim Biên đều có diện tích quầy sạp nhỏ hẹp (khoảng 2,3m2). Hàng hóa được trưng bày tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chưa đảm bảo điều kiện về bảo quản sản phẩm, hàng hóa đúng quy định. Chưa kể, các sản phẩm trưng bày tại quầy chỉ mang tính chất “giới thiệu”. Khi các mối quen cần hàng, kể cả các loại phụ gia thực phẩm thuộc danh mục cấm, các cơ sở đều có hàng để cung cấp.

Nên “gom” lại để quản lý

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP, hoạt động kinh doanh hóa chất công nghiệp, phụ gia thực phẩm độc hại vẫn diễn ra tràn lan trước tiên xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Lâu nay, để tạo cho thực phẩm tươi, ngon, có màu đẹp, không ít người đã tìm đến các chất phụ gia. Tùy thuộc vào cái tâm và mục đích của cả người mua, người bán mà quyết định đến chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của chất phụ gia. Ngoài ra, trong điều kiện còn tồn tại nhiều cơ sở kinh doanh đồng thời cả hóa chất và phụ gia, việc các cơ sở chủ động pha chế các chất theo công thức riêng, tạo độc quyền là không tránh khỏi. 

Ông Phạm Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND quận 5, cho biết cần phải sớm hình thành các khu kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm tập trung. Tiến hành cấp đất xây dựng các kho chứa riêng biệt, đủ điều kiện an toàn về nhiệt độ, diện tích, cách xa khu dân cư… Tại khu vực chợ Kim Biên, UBND quận 5 và Sở Công thương TP đã phối hợp triển khai xây dựng trung tâm kinh doanh hóa chất tư nhân đầu tiên. Hiện đã có 98 hộ kinh doanh cá thể đăng ký. Sắp tới, quận sẽ làm quyết liệt để đưa 17 hộ đang còn kinh doanh trong chợ vào Trung tâm, nhằm dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất trên địa bàn. 

Song song đó, đại diện các sở, ngành TP cũng nhìn nhận công tác quản lý về mặt nhà nước hiện nay còn khá nhiều vướng mắc do các văn quản pháp luật chưa đồng nhất. Như riêng việc cấp chứng chỉ cho người tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kinh doanh hóa chất, nghị định Chính phủ bắt buộc phải có còn thông tư của Bộ Công thương lại bãi bỏ. Ngay cả danh mục hóa chất đến nay chỉ có hơn 100 hóa chất nhưng thiếu các thông tin về nồng độ, hàm lượng… trong khi trên thị trường hiện nay tồn tại đến vài trăm loại hóa chất khác nhau. Vì vậy, TPHCM cần có các quy định riêng để quản lý. Bởi nếu để tình trạng hóa chất độc hại vẫn mua bán tràn lan như hiện nay sẽ càng mang lại nhiều tác động xấu, nhất là sức khỏe người tiêu dùng.

Từ đầu năm 2013 đến nay, Chi cục Quản lý thị trường TP đã kiểm tra chuyên ngành 9 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 9 vụ với số tiền 35,3 triệu đồng. Tịch thu, buộc tiêu hủy hết 7.922kg hóa chất nhập lậu, không hạn sử dụng các loại. Đoàn kiểm tra liên ngành tại quận 5 cũng đã tiến hành kiểm tra 55 cơ sở kinh doanh hóa chất. Trong đó, phần lớn các cơ sở đều có các vi phạm như kinh doanh hàng hóa có điều kiện nhưng không có giấy phép; hàng nhập lậu, hết hạn sử dụng; không bố trí khu vực sang chiết riêng biệt…

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Tại buổi họp báo thông tin về hoạt động quý II/2024 của ngành công thương TP.HCM, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T: thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cho giá trái cây tươi trong nước bất ngờ tăng vọt.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của các hãng hàng không nội địa ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng ấn tượng so với con số thua lỗ của cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6 tại TPHCM, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “hạt tiêu” trong hơn 20 năm qua. Mặc dù giá tiêu liên tục tăng, tuy nhiên giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất khẩu trên thế giới.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2024 ước đạt 520 triệu USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 4 tháng qua, xuất khẩu ngành hàng này mang về 1,804 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ.