Sáng chế biến chất thải thực phẩm thành lốp xe
Trên thực tế, các lốp xe được sản xuất chủ yếu từ cao su, các chất phối hợp, vải mành, sợi kim loại và các nguyên liệu khác. Và trong các thử nghiệm mới gần đây, cao su được làm bằng chất độn mới đã vượt qua các tiêu chuẩn công nghiệp về hiệu năng. Điều này cuối cùng đã có thể mở ra những ứng dụng mới cho cao su.
Katrina Cornish, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Ohio kiêm Chủ tịch Ủy ban Vật liệu Sinh học bang Ohio, cho biết, công nghệ này có tiềm năng sản xuất các sản phẩm cao su bền vững hơn, giúp giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ nước ngoài và tránh lãng phí các bãi chôn lấp.
Được biết, khoảng 30% thành phần của một lốp xe ô tô điển hình là carbon đen, chất giữ độ bền cho cao su. Tuy nhiên, theo Cornish, carbon đen đang trở nên khan hiếm.
Cornish cho biết: "Ngành sản xuất lốp xe đang phát triển rất nhanh và không chỉ cần cao su tự nhiên, chúng tôi cũng cần thêm chất độn. Số lượng lốp xe được sản xuất trên toàn thế giới đang tăng lên cùng với việc sử dụng tất cả các nguồn cacbon đen mà họ có".
Cornish cho biết thêm rằng nhóm của cô hiện đang thu gom vỏ trứng và các đồ phế thải thực phẩm khác từ các nhà sản xuất thực phẩm ở Ohio.
Cindy Barrera, tiến sĩ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Cornish, đã khám phá ra rằng vỏ trứng có các vi cấu trúc xốp, giúp cung cấp diện tích bề mặt lớn hơn để tiếp xúc với cao su. Một nguồn thực phẩm thừa khác có thể là cà chua, Barrera thấy rằng vỏ cà chua rất ổn định ở nhiệt độ cao và có thể được sử dụng để tạo ra vật liệu với hiệu suất tốt.
-
Sáng chế loại vải hydrogel bền gấp 5 lần thép
-
Sáng chế robot an ninh văn phòng
-
Mẫu ‘xe bay’ mới nhất của các kỹ sư Nga
Phạm Thiện