SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam – EU: Kết nối doanh nghiệp Việt tham gia Hiệp định EVFTA

10:42, 28/05/2021
(SHTT) - Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam - EU, mô hình B2B là công cụ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam - EU ra mắt

Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam - EU được ra mắt tại chương trình "Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử" diễn ra ngày 26/3.

Chương trình do Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương (IDEA) và Kim Nam Group cùng triển khai.

Theo ông Nguyễn Kim Hùng, Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam, sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam - EU hình thành là nền tảng giao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B Marketplace). Từ đó, góp phần hiện thực hóa "tuyến đường cao tốc quy mô lớn" để kết nối doanh nghiệp Việt với các đối tác thương mại quốc tế, đặc biệt các đối tác đến từ châu Âu. Sàn giao dịch này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp EU, cũng như các đối tác quốc tế khác có thể dễ dàng kết nối và thực hiện các hoạt động thương mại trong bối cảnh hiệp định EVFTA mở đường cho xuất nhập khẩu.

A1-KimNam

VIDEM, Cục Thương mại điện tử và Kim Nam Group đã ký kết hợp tác xây dựng Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam – EU. Ảnh: Kim Nam Group. 

Nền tảng trên được thực hiện theo lộ trình hai bước. Hiện, đã hoàn thành một số chức năng tại website. Website này có trang tra cứu về hiệp định EVFTA và trang giới thiệu về các chương trình hợp tác. Thời gian tới, VIDEM, IDEA và Kim Nam Group sẽ hoàn thiện nền tảng hoàn chỉnh.

Khi hoàn thiện, sàn thương mại điện tử này có khả năng đấu nối trực tiếp với các sàn thương mại điện tử sẵn có của các tỉnh, thành phố, các ngành hàng. Từ đó, xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ năng lực, minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ thông tin sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp Việt. Sàn đồng thời là cổng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp Việt cũng như các đối tác quốc tế về các hiệp định thương mại, chính sách liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế.

"Chúng tôi cũng nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái số hoàn thiện thông qua các giải pháp (thanh toán số, logistics, hóa đơn điện tử, chữ ký số...) giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kết nối, thương mại thuận tiện trên một nền tảng duy nhất", ông Nguyễn Kim Hùng cho biết.

A2-KimNam

Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam chia sẻ về bức tranh thương mại điện tử Việt Nam. Ảnh: Kim Nam Group. 

Theo số liệu từ VIDEM, thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp toàn cầu. Trong năm 2020, lượt truy cập website thương mại điện tử tăng 90,4% trên toàn thế giới. Tại Việt Nam 77,3% số giao dịch vì vậy. Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18% năm 2020, đạt quy mô 11 tỷ USD. Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam - EU được ra mắt đáp ứng nhu cầu kinh doanh, giao thương hàng hóa từ Việt Nam sang EU. Trong tương lai, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước có cơ hội hợp tác trực tiếp với doanh nghiệp tại châu Âu.

Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá, nền tảng này sẽ là bước đầu trong lộ trình tạo ra giải pháp mang tính nền tảng, lấy công nghệ làm cốt lõi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh gia đình và tận dụng tối đa cơ hội Hiệp định EVFTA mang lại.

Ông Hưng yêu cầu, ngay sau buổi ra mắt, Cục Xúc tiến thương mại sẽ chủ trì, phối hợp cùng với các đơn vị khác trong bộ Công Thương, hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME), Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam, Tập đoàn Kim Nam để hoàn thành một số định hướng trọng tâm của Chương trình gồm: Tiếp tục phát triển để hoàn thiện nền tảng sàn thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp 'make in Việt Nam', hướng tới xuất nhập khẩu; phối hợp triển khai các chương trình cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước tiếp cận và khai thác hiệu quả sàn thương mại điện tử; nghiên cứu tìm giải pháp tích hợp với các hệ thống của các cơ quan liên quan như Hải quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý các đơn vị liên quan cần chú trọng việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật, bảo đảm an toàn và bảo mật trong quá trình vận hành.

A3 - KimNam

Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại chương trình. Ảnh: Kim Nam Group. 

Cũng tại sự kiện, VIDEM, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng Kim Nam Group đã ký kết hợp tác để xây dựng Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam – EU trong thời gian tới. Ngoài ra, một số doanh nghiệp như 24h Group, Công ty Xuất nhập khẩu Tân Việt Phát, Công ty DHS Logistics, Best Việt Nam... cũng cam kết tham gia dự án xây dựng nền tảng này.

UBND tỉnh Bắc Kạn và Tập đoàn Kim Nam triển khai “Sàn Thương mại điện tử Tỉnh Bắc Kạn”

Tiếp tục thực hiện chương trình quy mô cấp Quốc gia “Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử” giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Kim Nam, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Kạn và Tập đoàn Kim Nam hiện đang triển khai “Sàn Thương mại điện tử Tỉnh Bắc Kạn” (backanmarket.vn).

Chiều 17/5, tại tỉnh Bắc Kạn, Công ty TNHH Tập đoàn Kim Nam đã ký kết hợp tác triển khai sàn thương mại điện tử với UBND tỉnh Bắc Kạn.

A4-KimNam

Ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Kim Nam và UBND tỉnh Bắc Kạn về triển khai sàn thương mại điện tử. 

Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhận định, thương mại điện tử đã trở thành xu thế tất yếu của sự phát triển, thành kênh bán hàng quan trọng của các doanh nghiệp; được xác định là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng.

A5-KimNam

Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết sự kiện này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực. 

Tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Công ty TNHH Tập đoàn Kim Nam ký kết thực hiện sàn giao dịch thương mại điện tử. Việc này giúp các doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn có cơ hội tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm OCOP, thương hiệu của mình đến với đông đảo người tiêu dùng trong cả nước, thậm chí là Quốc tế. Đồng thời, góp phần thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, thu hút đầu tư và đẩy mạnh các hoạt động thương mại

Ông Hưng đề nghị Sở Thông tin truyền thông, Sở Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp, các HTX, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh biết, chủ động tham gia.

A6-KimNam

Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam giới thiệu khái quát về sàn thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử Bắc Kạn. 

Ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Kim Nam cho biết, sàn thương mại điện tử Bắc Kạn có tên backanmarket.vn. Hiện tại sàn thương mại điện tử này đã có 6 cấu phần chính.

Cụ thể: Cấu phần dành cho người mua hàng; cấu phần người bán hàng; cấu phần hỗ trợ về mua bán; cấu phần hậu cần kinh doanh; cấu phần truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng hàng hóa; các cấu phần khác như dữ liệu data, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp với nhau…

Sàn thương mại điện tử Bắc Kạn dự kiến sẽ kết thúc bàn giao vào ngày 17/5/2022.

 "Về cơ bản đây là một chợ điện tử, nếu phát triển tốt, các doanh nghiệp của Bắc Kạn, đặc biệt là các doanh nghiệp làm về nông, lâm sản có thể đưa các sản phẩm lên sàn thương mại đó và đấu nối với sàn thương mại điện tử EU của Tập đoàn Kim Nam.

Để làm được điều này nghe có vẻ viển vông, nhưng thực tế không có gì khó khăn. Chúng ta đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ số; Chính phủ đã hoạch định rất nhiều chương trình về chuyển đổi số, kinh tế số và chính phủ số, xã hội số, thương mại điện tử sẽ là một trong những cấu trúc góp phần thành công trong xã hội số.

Chúng ta đã có công cụ, cần những kế hoạch hành động. Chúng tôi sẽ tập huấn chuyển giao với hai chủ thể, là người mua hàng và người bán hàng. Dự kiến sẽ diễn ra trong vòng một năm bắt đầu từ ngày 17/5/2021-17/5/2022", ông Hùng nói.

A7-KimNam

Sàn thương mại điện tử Bắc Kạn dự kiến sẽ kết thúc bàn giao vào ngày 17/5/2022. 

Với khát vọng định vị doanh nghiệp Việt trên bản đồ toàn cầu cùng chiến lược "Make in Việt Nam", Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam hy vọng có được sự phối hợp của Hiệp hội doanh nhân tỉnh Bắc Kạn, dưới sự giám sát của Sở Công Thương, Sở Thông tin truyền thông, kế hoạch hành động này sẽ mau chóng đạt kết quả, có hiệu ứng tác động thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn.

Khánh Hòa

Tin khác

Kinh tế 2 giờ trước
(SHTT) - Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “hạt tiêu” trong hơn 20 năm qua. Mặc dù giá tiêu liên tục tăng, tuy nhiên giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất khẩu trên thế giới.
Kinh tế 2 giờ trước
(SHTT) - Startup nền tảng giáo dục trực tuyến Vuihoc vừa lọt top 3 trong bảng xếp hạng “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới năm 2024 do tạp chí TIME (Mỹ) và hãng nghiên cứu thị trường Statista thực hiện...
Kinh tế 2 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2024 ước đạt 520 triệu USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 4 tháng qua, xuất khẩu ngành hàng này mang về 1,804 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ.
Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - VPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai chương trình tài trợ trọn gói cho vay vốn thuê/mua bất động sản khu công nghiệp, cụm công nghiệp (BĐS KCN, CCN) với lãi suất chỉ từ 0,6%/tháng và chấp nhận tài sản đảm bảo là hợp đồng thuê/mua BĐS.
Kinh tế 6 giờ trước
(SHTT) - Thực hiện chỉ đạo của Cục QLTT tỉnh, thời gian qua, các phòng chuyên môn, Đội QLTT các địa phương đã sớm xây dựng kế hoạch kiểm soát thị trường; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.