SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Phân biệt nhiễm virus hợp bào với cảm cúm để có thể cứu chữa kịp thời

13:48, 01/10/2018
(SHTT) - Thời gian qua nhiều trẻ bị nhiễm virus hợp bào (RSV), thế nhưng cha mẹ lại tưởng bị cảm cúm, chủ quan khiến một số trẻ em phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Vì vậy hãy phân biệt thật rõ khi trẻ bị nhiễm RSV để kịp thời cứu chữa.

Mới đây, thông tin Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị nội trú cho gần 20 trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, phải thở máy khiến nhiều mẹ bỉm sữa rất lo lắng.

Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm RSV giống với cảm cúm và hiện nay chưa có thuốc điều trị càng khiến các mẹ hoang mang. Để giúp cha mẹ hiểu hơn về RSV cũng như các triệu chứng nhận biết, phân biệt với cảm cúm, Ths. BS Nguyễn Tiến Hải sẽ có chia sẻ chi tiết dưới đây.

Nguyên nhân gây RSV

Respiratory syncytial virus hay còn gọi là RSV (là virus hợp bào hô hấp) đây là loại virus phổ biến gây bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ diễn ra hàng năm gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng của RSV

- Virus hợp bào hô hấp RSV xuất hiện sau khi tiếp xúc nguồn lây 4-6 ngày, thường khiến trẻ có biểu hiện giống cúm nhẹ như: Ngạt, chảy mũi; Ho khan; Sốt nhẹ; Đau họng; Đau đầu nhẹ.

- Với trẻ sơ sinh thường bị ảnh hưởng nặng nhất gây suy hô hấp như thở nhanh, nông, ngắn, ho, ăn kém, mệt mỏi, thờ ơ, kích thích.

Với trẻ sơ sinh thường bị ảnh hưởng nặng nhất gây suy hô hấp

- Ngoài ra, tùy theo từng thể mà trẻ có những biểu hiện khác nhau khi nhiễm RSV. Với thể nặng, virus gây viêm xuống đường hô hấp dưới gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó, sẽ khiến trẻ sốt cao, ho nặng, khò khứ, khó thở, thở nhanh, ngồi dễ chịu hơn nằm. Còn với trường hợp biểu hiện muộn có triệu chứng xanh tím.

- Hầu hết trẻ hoặc người lớn bị nhiễm RSV sẽ phục hồi sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên có thể bị khò khè lại. Một số trường hợp nặng cần phải nhập viện điều trị.

Đường lây của RSV

- Virus hợp bào hô hấp RSV lây qua đường mắt, mũi, miệng, qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc.

- Virus lây mạnh nhất trong vài ngày đầu sau khi bị nhiễm, tuy nhiên nó có thể tiếp tục lâu cho người khác có thể vài tuần sau khi khỏi bệnh.

- Virus có thể tồn tại bên ngoài 4 giờ trong các vật dụng, đồ chơi của trẻ. Nếu như trẻ cầm đồ chơi bị nhiễm virus sau đó sờ vào mắt, mũi, miệng có thể bị lây bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao đó là các em bé đi học

 Những đối tượng nguy cơ nhiễm cao

- Những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao đó là các em bé đi học, ở nhà trẻ có nguy cơ cao hơn.

- Virus này gây bệnh đường hô hấp trên và viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan mạnh, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. 

- Ngoài ra, trẻ non tháng, trẻ có bệnh bẩm sinh, trẻ bị hen và trẻ bị suy giảm miễn dịch cũng là những đối tượng có nguy cơ cao.

Thời điểm phát triển virus

Virus hợp bào hô hấp RSV thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân, xuân - hè nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm bất thường.

Biến chứng có thể gặp

Khi trẻ bị nhiễm RSV có thể dẫn đến biến chứng:

- Nhiễm lại virus: virus có thể nhiễm lại ngay trong mùa dù đã bị nhiễm virus rồi. Tuy nhiên các lần sau thường bị nhẹ hơn kiểu như cảm cúm nhẹ.

- Viêm phổi: virus này là nguyên nhân gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản hay gặp nhất ở trẻ. Chính vì vậy, trẻ cần nhập viện điều trị hỗ trợ thở, truyền dịch và chăm sóc suy hô hấp.

- Viêm tai giữa.

 Phòng bệnh

- Cha mẹ cần vệ sinh đồ chơi cho trẻ, không cho trẻ uống chung cốc uống nước. Đặc biệt, cha mẹ không nên hút thuốc.

- Rửa tay cho bé thường xuyên, tránh tiếp xúc với nguồn lây là những người bị nhiễm virus.

Thuốc dự phòng

Hiện nay, Palivizumab là thuốc được chỉ định cho những trường hợp có hệ miễn dịch quá yếu, tiêm 5 tuần liền trước mùa virus, thuốc chỉ có tác dụng dự phòng nhiễm không có tác dụng điều trị.

Điều trị Virus RSV

Đến thời điểm này, Virus hợp bào hô hấp RSV không có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng không có thuốc ngăn tiến triển của bệnh. Việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ như giảm sốt, vệ sinh mũi họng, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh chống lây nhiễm. Trẻ chỉ dùng kháng sinh khi có viêm bội nhiễm của vi khuẩn. Đặc biệt, cần phát hiện sớm những biểu hiện nặng, thể nặng để nhập viện điều trị hỗ trợ.

Duy Uyên

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.