SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Nhờ đâu cổ phiếu ngân hàng ngược dòng mùa dịch Covid-19?

06:43, 08/03/2020
Thông tin liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) đã góp phần “đẩy” giá một vài cổ phiếu ngân hàng đi ngược dòng trong mùa dịch Covid-19.

Ảnh hưởng từ diễn biến chung thị trường thế giới và tâm lý lo ngại tác động Covid-19 đến kinh tế, VN-Index đã giảm liên tục từ đầu tháng 2. So với đầu năm, chỉ số đại diện Sở HoSE giảm hơn 7,3%, về dưới vùng 900 điểm, và cũng mất gần 10% so với mức đỉnh ngắn hạn ngày 22/1.

Thế nhưng, nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán nhìn chung đi xuống.

Cổ phiếu SHB đã tăng mạnh đến 79,51%

Đầu tiên phải kể đến cổ phiếu ngân hàng SHB (mã cổ phiếu SHB) tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp trong ngày hôm qua, lên mức 10.500 đồng/cổ phiếu. Còn so với 2 tháng đầu năm nay, cổ phiếu SHB đã tăng mạnh đến 79,51%.

Trước đó vào đầu tháng 2, ông Đỗ Vinh Quang, con trai của Chủ tịch HĐQT SHB công bố đã mua vào 35,9 triệu cổ phần, tương đương 2,98% vốn tại SHB, sau công bố từ đầu tháng 1 vừa qua.

Trong một diễn biến tương tự, ông Nguyễn Trần Trung Sơn, con trai của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quốc Dân Nguyễn Tiến Dũng, đã mua vào thành công hơn 8 triệu cổ phần vào cuối tháng 2, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0,28% lên mức 2,25%.

Cuối tháng 2, SHB công bố sẽ phát hành thêm 251 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho năm 2017 và 2018, được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại. Số cổ phiếu này được phân phối trong tháng 3 và ngày 26-2 chốt danh sách cổ đông. Việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cũng giúp SHB tăng vốn điều lệ từ mức 12.036 tỉ đồng lên 14.550 tỉ đồng. Sau đó, SHB dự kiến sẽ tiếp tục phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu để tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm khoảng hơn 3.000 tỉ đồng, nâng mức vốn điều lệ lên 17.500 tỉ đồng.

Cổ phiếu của VPBank cũng tăng vọt 36%

Những thông tin đồn đoán về hoạt động M&A dường như cũng là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy giá cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng lên trong thời gian gần đây. Một trường hợp khác là cổ phiếu VPB của VPBank, cũng tăng vọt đến 36% trong 2 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng cao chỉ xếp sau SHB.

Từ cuối năm ngoái, thông tin thương vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của công ty con cho vay tiêu dùng FE Credit đã được phát ra, nhưng bắt đầu rộ lên trong khoảng 2 tuần trở lại đây khi Ngân hàng Nhà nước mới chấp nhận chuyển mô hình hoạt động từ công ty TNHH một thành viên thành mô hình công ty cổ phần, đồng thời chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 3 tỉ đồng.

Một trường hợp khác là giá cổ phiếu CTG của Vietinbank cũng có sự cải thiện tích cực. Trước đó, vào đầu năm đã có thông tin Vietinbank được giữ lại lợi nhuận năm 2017 và 2018 để tăng vốn. Dù theo đại diện của ngân hàng thì khoản tiền này chưa đáp ứng đủ, nhưng cũng gợi mở hướng ra cụ thể cho ngân hàng thương mại nhà nước chi phối "mắc kẹt" với chuyện tăng vốn, trong bối cảnh BIDV đã dang rộng vòng tay đón Keb Hana Bank.

Cổ phiếu ngành ngân hàng tăng nhờ hoạt động M&A

Tuy không có nhiều tin tức công bố nào liên quan đến hoạt động M&A, nhưng xét về hoạt động kinh doanh, các báo cáo kết quả gần đây đều ghi nhận sự cải thiện nên thị giá của các ngân hàng còn lại như Sacombank, ACB hay HDBank cũng được hưởng lợi theo.

Trên thực tế, trong 2 tháng đầu năm, ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi 2 thông tin quan trọng. Đầu tiên là sóng cổ phiếu ngân hàng vào dịp trước Tết Nguyên đán với lợi nhuận báo cáo hầu như ngân hàng nào cũng rất cao. Tuy nhiên sau Tết thì sự phân hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ, cùng sự đi xuống chung của thị trường vì dịch bệnh Covid-19.

Dù vậy, theo thống kê của SSI, trong 2 tháng đầu năm thì ngành tài chính vẫn tăng trưởng 3,1%, ngược lại thì các ngành khác đều giảm, mạnh nhất là nhóm ngành năng lượng (18,3%) so với đầu năm trở lại đây.

Trong khi đó, báo cáo của công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cuối tháng 2 cho biết khối ngoại tiếp tục bán ròng trên thị trường tháng 2 là 3.132 tỉ đồng trên cả 3 sàn, ngược với giá trị mua ròng 1.958 tỉ đồng trong tháng 1 trước đó. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng thuộc top 5 nhóm ngành bán ròng mạnh nhất, còn dẫn đầu trong nhóm ngành bị bán ròng là ngành bất động sản, thực phẩm đồ uống và xây dựng và vật liệu xây dựng.

“Việc bán ròng chưa có dấu hiệu kết thúc khi rủi ro từ dịch bệnh vẫn còn cao, nhưng điểm tích cực là hai quỹ ETF sớm đi vào vận hành và giá các kênh tài sản an toàn có dấu hiệu chững lại đà tăng”, báo cáo của Yuanta VN nhận định.

Lâm Anh (T.H)/ Sở hữu trí tuệ

Tin khác

Tin Tổng hợp 6 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.