SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Mỹ phẩm 'dởm': Khó phân biệt thật giả, chiêu trò sản xuất tinh vi

07:28, 04/10/2021
(SHTT) - Trên thị trường hiện nay, có hàng trăm, hàng nghìn các loại sản phẩm hóa mỹ phẩm khác nhau khiến người tiêu dùng khó phân biệt hàng thật, hàng giả. Lực lượng chức năng cũng đã triệt phá nhiều vụ hàng giả hàng nhái nhưng tình trạng này vẫn thường xuyên diễn ra.

 Từ đầu năm 2021 đến nay, hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm nhãn hiệu tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương và hoạt động ngày càng tinh vi. Tại nhiều tỉnh thành, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra và xử lý nhưng các mặt hàng mỹ phẩm, tân dược, quần áo, thực phẩm chức năng, giày dép, đồng hồ, mắt kính giả nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vẫn tồn tại với số lượng lớn.

Đặc biệt, vấn nạn mỹ phẩm giả đang khiến nhiều chị em lo lắng. Khi đến các khu chợ như chợ Đồng Xuân, chợ hàng Ngang hàng Đào, chợ Nhà Xanh, chợ Nghĩa Tân, chợ Ngã Tư Sở... các tuyến phố: Xuân Thủy - Cầu Giấy, phố Nguyễn Sơn – Long Biên, Lương Thế Vinh..., chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều mỹ phẩm giả được bày bán công khai.

my pham gia

 Mỹ phẩm 'dởm': Khó phân biệt thật giả, chiêu trò sản xuất tinh vi

Không chỉ ở các chợ, các tuyến phố, mỹ phẩm còn được rao bán tràn lan trên các trang web rao vặt, mạng xã hội facebook,... với nhiều mức giá ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn. Họ luôn đăng những quảng cáo giật gân như là “có người nhà là tiếp viên” hay “cam kết bồi thường tiền hàng nếu phát hiện hàng giả” nhưng sự thật thì với công nghệ làm giả tinh vi như hiện nay, người tiêu dùng có sử dụng hết cả sản phẩm cũng chưa chắc biết đồ mình dùng là fake (hàng giả).

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), việc quảng cáo, bán mỹ phẩm trên thương mại điện tử, internet, mạng xã hội, các ứng dụng trực tuyến... ngày càng phổ biến. Đây là môi trường thuận lợi để các đối tượng vi phạm lợi dụng bán các sản phẩm mỹ phẩm giả, kém chất lượng nhằm trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Mỹ phẩm giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sản xuất khá tinh vi, rất khó phân biệt.

Thời gian qua, lực lượng chức năng (Công an, QLTT…) đã phát hiện, xử lý nhiều cơ sở sản xuất, đóng gói mỹ phẩm giả, kém chất lượng trong nước (tự pha chế nguyên liệu, đóng gói, pha trộn, phân phối…) và mỹ phẩm nhập lậu. Có những lô mỹ phẩm giả bị lực lượng chức năng thu giữ, đối tượng đã sản xuất ở nước ngoài, rồi vận chuyển về Việt Nam. Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả bị lực lượng chức năng “sờ gáy” còn trang bị đầy đủ các dụng cụ, máy móc pha chế, đóng gói, dán nhãn…

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục QLTT) Nguyễn Đức Lê cho biết, mỹ phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường cũng như nguyên liệu, hương liệu để sản xuất mỹ phẩm giả chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập lậu và xách tay về Việt Nam tiêu thụ. Có trường hợp mỹ phẩm nhập lậu vào Việt Nam còn chưa gắn nhãn mác giả mạo và khi pha chế, sang chiết, đóng gói… mới được các đối tượng gắn nhãn hiệu nổi tiếng để đưa ra thị trường tiêu thụ. Không những vậy, các đối tượng còn lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh các loại hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn… Đây cũng là khó khăn đối với lực lượng chức năng do thiếu các công cụ hiệu quả để giám sát, theo dõi giao dịch cũng như truy xuất các đối tượng giao dịch, địa điểm kinh doanh, địa điểm cất giữ hàng hóa.

Vì vậy, trước khi mua hàng, người tiêu dùng nên tìm hiểu thật kỹ sản phẩm mình muốn mua, có thể liên hệ đại lý và một số nhà phân phối chính hãng (nếu có) tại Việt Nam để giúp phân biệt giữa hàng thật và hàng giả, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đấy, tìm và lựa chọn các cửa hàng lớn, trung tâm thương mại,... để giao dịch cũng là một lựa chọn đúng.

Không nên tin vào những chiêu trò đánh vào “lòng tham” như “giảm giá kịch sàn”, chuyển đổi kinh doanh nên “xả kho”,... Nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể thấy rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm ngoại được chào bán tại Việt Nam sau khi đã trừ đi thuế, phí, công vận chuyển mà còn “rẻ” hơn trong cửa hàng tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, nếu phát hiện có dấu hiệu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng cũng nên liên hệ, báo ngay với các cơ quan lực lượng chức năng để kịp thời xử lý.

Minh Thư

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.