SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Chi nhánh bưu chính Viettel Kiên Giang chứa hơn 1.300 sản phẩm không xuất xứ

11:02, 01/10/2021
(SHTT) - Lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang mới đây đã tiến hành kiểm tra đột xuất Chi nhánh Bưu chính Viettel Kiên Giang và phát hiện hơn 1.300 sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật.

 Thông tin từ Tổng Cục QLTT cho biết, thực hiện chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường các tháng cuối năm 2021, Đội QLTT số 2 đã thực hiện tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhằm ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động chuyển phát nhanh để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Qua công tác nắm tình hình địa bàn, thẩm tra xác minh thông tin của cơ sở cung cấp, ngày 28/9/2021, Đội QLTT số 2 chủ trì, phối hợp với Công an thành phố Rạch Giá kiểm tra tại Chi nhánh Bưu chính Viettel Kiên Giang, địa chỉ tại số 679, đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

DOI 2 -1

 

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 1.307 đơn vị sản phẩm bao gồm: linh kiện điện thoại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, máy cắt tóc, quần áo may sẵn, toàn bộ số hàng hóa này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp kèm theo. Đội Quản lý thị trường số 2 đã tạm giữ số tang vật nêu trên để xác minh, làm rõ vi phạm.

DOI 2 - 4

 

Bước đầu làm việc với đại diện đơn vị phát hiện các tang vật vi phạm, ông Nguyễn Đại Danh - Giám đốc Chi nhánh Bưu chính Viettel Kiên Giang cho biết, Chi nhánh hoạt động theo quy định của lĩnh vực bưu chính Việt Nam, trách nhiệm của Công ty là kiểm tra hàng hóa có phải là hàng hóa cấm vận chuyển theo quy định hay không trước khi nhận vận chuyển, Công ty không có trách nhiệm kiểm tra việc hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo cho nên không chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa nhận vận chuyển; Công ty sẽ cung cấp danh sách khách hàng là chủ sở hữu của toàn bộ số hàng hóa này để liên hệ làm việc với Đội.

Hiện vụ việc đang được Đội Quản lý thị trường số 2 xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, vào đầu năm 2021, tại Hội nghị Tăng cường phòng chống hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, ông Đỗ Hữu Trí, Phó chánh Thanh tra bộ này cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, thị trường bưu chính Việt Nam có khoảng 550 doanh nghiệp bưu chính đang hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh đang tiếp tục diễn biến phức tạp. 

Thông tin được đưa ra tại hội nghị còn cho biết, một số vụ việc phát hiện doanh nghiệp bưu chính có dấu hiệu vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát qua mạng bưu chính như vật phẩm nghi là ma túy, pháo. Một số doanh nghiệp vận tải hàng hóa/hành khách không có giấy phép bưu chính nhưng vẫn vận chuyển bưu gửi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn an ninh cho bưu gửi, cho xe, cho người lao động…

Ngoài ra, một số doanh nghiệp bưu chính còn có tình trạng tráo đổi bưu gửi chứa hàng hóa có giá trị thành những sản phẩm kém chất lượng gây thiệt hại cho người sử dụng. Một số doanh nghiệp bưu chính còn có tình trạng hạ giá, cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá sâu thông qua các chương trình khuyến mại kéo dài, gây bất ổn thị trường bưu chính.

anh-chup-man-hinh-2021-01-17-luc-092149-16108508100441543749638

 

Phản hồi về điều này, đại diện các hãng vận chuyển hàng hóa lớn tại Việt Nam cho biết, nhằm ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng con đường chuyển phát nhanh để kinh doanh hàng hóa vi phạm pháp luật, họ đã áp dụng các biện pháp kiểm tra nhiều lớp, tuy nhiên, bằng các thủ đoạn tinh vi, vẫn có một số lượng lớn hàng hóa không đúng quy định được vận chuyển theo con đường này.

Đại diện đến từ Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng, cần có quy chế để doanh nghiệp bưu chính chấp hành quy định. Cần phải làm rõ hơn về điều kiện chuyển phát hàng gửi để doanh nghiệp bưu chính vận chuyển hàng hóa và yêu cầu chung về quy trình tiếp nhận hàng hóa cho tất cả các doanh nghiệp bưu chính để đảm bảo hàng hóa lưu thông kịp thời.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.
Liên kết hữu ích