SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

11:14, 06/12/2021
(SHTT) - Tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững”. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức theo chủ trương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo các đề án tổ chức, diễn đàn được thực hiện nhằm đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020, 2021 và các chính sách đã thực hiện, kết quả ứng phó với dịch Covid-19.

Diễn đàn cũng tập trung phân tích tình hình, bối cảnh quốc tế, dự báo, đánh giá về diễn biến của dịch Covid-19 với biến thể, biến chủng mới; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế do tác động của dịch Covid-19; nghiên cứu các chính sách ứng phó với dịch Covid-19 đã được thực hiện trên thế giới, hiệu quả và những rủi ro đi kèm, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

dien dan kinh te

 Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Trên cơ sở đó, diễn đàn sẽ đề xuất những kiến nghị, gợi ý quan trọng về xây dựng Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế-xã hội với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn; huy động và sử dụng tối đa, đồng bộ, hiệu quả nguồn lực; thực hiện linh hoạt, phù hợp, kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa, tận dụng tối đa những dư địa của nền kinh tế; gắn kết chặt chẽ với Chiến lược 10 năm, Kế hoạch 5 năm về kinh tế-xã hội, tài chính công, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, phát triển văn hóa, bảo đảm trật tự an toàn, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong 2 năm qua, để ứng phó với dịch bệnh, hỗ trợ cho kinh tế và xã hội, Việt Nam đã sử dụng khá đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác. Tổng quy mô các gói hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ của Việt Nam theo tính toán của các chuyên gia, trong 2 năm 2020 và 2021 ước độ khoảng 4 %, thấp hơn mức bình quân của các nước trên thế giới.

Thời gian qua, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết quyết định các khung khổ về chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, vay và trả nợ công, đầu tư công, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế của giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là một trong những nhiệm kỳ mà tất cả các cái khung khổ quyết định cho phát triển kinh tế 5 năm, thậm chí là với tầm nhìn dài hạn hơn đã được Trung ương có chủ trương và Quốc hội đã ban hành toàn bộ các nghị quyết về khung khổ này. 

Đồng thời, trong Nghị quyết của kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng triển khai theo thẩm quyền, chương trình tổng thể đề phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 theo phương châm, thích ứng an toàn linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19, đồng thời xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế. Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ xây dựng các gói chính sách về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ cho 2 chương trình này phục vụ cho mục tiêu là chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, cũng như phục hồi và phát triển kinh tế để trình Quốc hội xem xét và quyết định sớm.

Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 lần này là cơ hội để Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, các đối tác phát triển của Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ, nhân dân, cử tri, cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước hiến kế các giải pháp tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững; những chính sách cụ thể về huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực thuộc chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ với quy mô, liệu lượng hợp lý nhất cũng như sự phối hợp giữa các chính sách này để duy trì tăng cường các động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng mục tiêu dài hạn của phát triển bền vững hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh và chuyển đổi số.

Theo các đại biểu, khủng hoảng kinh tế - xã hội lần này xuất phát từ dịch bệnh Covid-19, không phải xuất phát từ khủng hoảng kinh tế - tài chính nên để xử lý triệt để thì các giải pháp chuyên môn về y tế vẫn mang tính chất quyết định và chủ yếu, còn chính sách kinh tế vĩ mô là các công cụ mang tính hỗ trợ. Trong ngắn hạn, mục tiêu của gói hỗ trợ tài khóa là kiềm chế đại dịch, giảm thiểu tác động về y tế và kinh tế nên sẽ cần dành ưu tiên cho chi tiêu y tế, đảm bảo an sinh xã; hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp.

Đại diện cho nhóm chuyên gia nghiên cứu thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho biết, sự phục hồi kinh tế đang ở dạng hình chữ U, thay vì chữ V như nhiều nước trên thế giới. Theo dự báo, năm 2022, nền kinh tế nước ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nếu không có những chương trình đặc biệt, nước ta có thể sẽ bị lỡ cơ hội và tụt hậu.

Ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam lại cho rằng, điểm quan trọng nhất đối với Việt Nam là cho dù Việt Nam có thể có dư địa về tài khóa nhưng liệu Việt Nam có dư địa về thời gian, đủ để thực hiện các biện pháp ngắn hạn hay không? Đó là dấu hỏi đặt ra?

“Bóng đen bởi dịch bệnh vẫn tiếp tục bao phủ toàn cầu và rủi ro lạm phát dù đã bớt, nhưng với sự xuất hiện của biến chủng mới nên vẫn tiềm ẩn các rủi ro đối với kinh tế toàn cầu. Việc thu hẹp dần các chính sách tài khóa và tiền tệ của các nước trong năm 2022, cũng sẽ thu hẹp dần dư địa thời gian của Việt Nam. Nếu như Việt Nam không thực hiện nhanh những chính sách hỗ trợ, đặc biệt là trong thời gian ngắn hạn”, ông Cường dẫn chứng.

Hà Vy

Tin khác

Tin tức 14 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 14 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.