SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 18/09/2024
  • Click để copy

Đà Nẵng: Còn nhiều khoảng trống trong đổi mới sáng tạo

11:59, 09/11/2022
Vùng Nam Trung bộ nói chung, Đà Nẵng nói riêng tích cực thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo và có bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, đến nay sự thiếu hụt start up lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp, công nghiệp chế biến đang tạo ra khoảng trống lớn trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của vùng.

Đổi mới sáng tạo thành tựu bề nổi và khoảng trống chiều sâu

Trong mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, đổi mới sáng tạo được xác định là "chìa khóa" giúp Việt Nam có động lực nền tảng nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.

7eef66b3df7719294066

Sản phẩm công nghệ sinh học tái chế từ rác.

911e6545dc811adf4390

911e6545dc811adf4390

"Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam cao ở mảng thị trường, đa dạng hóa nguồn nhân lực. Nhưng Việt Nam có vị trí thấp ở nhóm chỉ số thể chế, phát minh, sáng chế trong khi đây lại là nhóm quyết định hiệu quả của đổi mới sáng tạo",

Ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Đà Nẵng.

Theo thống kê, năm 2020 tổng thể 5 chỉ số đầu vào đổi mới sáng tạo của Việt Nam xếp thứ 62/131 quốc gia. Tuy bắt đầu có thành tựu nhưng nhìn toàn cảnh bức tranh đổi mới sáng tạo, các chuyên gia vẫn đánh giá Việt Nam chỉ mới phát triển ở bề nổi và thiếu chiều sâu.

Tại Đà Nẵng, cùng với triển khai đề án "Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" là sự ra đời của một số vườn ươm, không gian sáng tạo, câu lạc bộ khởi nghiệp. Trong số 140 dự án khởi nghiệp hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp mới chủ yếu phát triển về lĩnh vực công nghệ và dịch vụ.

Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng trong 6 năm qua chỉ ươm tạo được một số các dự án "nhỏ giọt" về công nghệ sinh học nông nghiệp và công nghệ chế biến.

"Bốn năm trước, dự một hội thảo, tôi gặp những gian hàng như phở sắn Caromi, nước rửa chén từ phế phẩm sinh học, dầu tràm Mệ Đoan, H2O Farm… Đến bây giờ, trưng bày triển lãm không có gian hàng mới và vị trí không thay đổi", bà Lê Mỹ Nga, Founder & CEO Quỹ đầu tư Thiên Thần, Cố vấn đầu tư Hermes Management thẳng thắn.

Đà Nẵng đang không chỉ hạn chế về số lượng mà chất lượng một số sản phẩm cũng chưa thực sự thuyết phục được thị trường và nhà đầu tư.

"Những sản phẩm của các start up đã bán ra thị trường. Người tiêu dùng đã ăn uống, đã xoa lên người nhưng đối với tôi, nó vẫn chưa hoàn thiện. Có nhiều dự án, song start up chưa bật lên được vì chưa có nhiều "dự án Kỳ Lân" - dự án xuất sắc xuất hiện và chưa hoàn thiện vì chưa theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là khía cạnh sở hữu trí tuệ", bà Lê Mỹ Nga nhận định.

a23d6e6a99ae5ff006bf

 Bà Lê Mỹ Nga - "bà đỡ" nổi tiếng trong giới khởi nghiệp.

Việc thiếu hụt start up lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp thấy rõ trên những cánh đồng tại các làng quê Nam Trung Bộ. Công nghệ canh tác cơ bản còn thủ công, hiệu quả thấp, kém bền vững do lạm dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu thấp.

9ff5e35b6e9fa8c1f18e

Triển lãm một số sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Đà Nẵng 

Ông Phạm Châu Huỳnh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng thừa nhận: "Start up Việt Nam chỉ mạnh về mảng nghiên cứu sản phẩm nhưng chưa có nhiều khác biệt. Sản phẩm đổi mới sáng tạo của Việt Nam nhiều khi đi sau 2 – 3 thế hệ so với thế giới".

Ông Nguyễn Bá Hiệp (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh nông sản bản địa nhận ra "lối mòn" nghiên cứu dẫn đến sự nghèo nàn về sản phẩm. Ông Hiệp nói: "Ví dụ, từ thời sinh viên, các bạn tôi năm nào cũng tới hồ Hàm Nghi (Đà Nẵng) nghiên cứu đề tài tình trạng ô nhiễm kim loại nặng. Ra trường, các bạn quanh quẩn trong thành phố tìm việc làm. Nông thôn, vùng núi, vùng biển còn rất nhiều tiềm năng khởi nghiệp, nhiều đề tài để nghiên cứu lại bị bỏ lơ".

DSC07963

 Chuyên gia thảo luận về khoảng trống trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Ông Nguyễn Bá Hiệp trăn trở: "Tôi muốn công nghệ sinh học ứng dụng vào nông nghiệp, giúp nông sản của nông dân xuất khẩu ra nước ngoài. Làm thế nào để nông dân được sử dụng đề tài nghiên cứu về nông nghiệp, công nghiệp chế biến bị lãng quên trên giá?".

Khuyến khích start up cả nước cùng ''giải toán'' nâng tầm nông sản Việt

Vừa qua, lần đầu tiên Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng, Sở Khoa học & Công nghệ Đà Nẵng tổ chức hội thảo về chủ đề "Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp và công nghiệp chế biến vùng Nam Trung Bộ". 

8ea01475e2b124ef7da0

 Hội thảo tạo ra diễn đàn gặp gỡ, chia sẻ kế hoạch, hoạt động góp phần phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo vùng.

Phát biểu tại hội thảo, doanh nhân Nguyễn Bá Hiệp tha thiết nói: ''Hiện nay vùng sâu, vùng xa có thực trạng cây keo, sắn, ngô làm cho đất rữa trôi, biến đổi khí hậu có thể thấy rõ. Chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến 3/4 diện tích đất ruộng đang xuống cấp mà quanh quẩn với các ý tưởng khởi nghiệp trong phố".

9ff5e35b6e9fa8c1f18e

 

"Sản phẩm khởi nghiệp được tạo ra cần có đơn vị hỗ trợ đăng ký bằng sáng chế, bảo hộ sở hữu trí tuệ, tối ưu hóa quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm", 

Ông Võ Đức Anh, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng đề xuất giải pháp.

Ông Hiệp bày tỏ mong muốn các trung tâm ươm tạo giúp cho doanh nghiệp làm chủ được vùng nguyên liệu. Cần có quy trình, máy móc hiện đại hỗ trợ cho nông sản đạt quy chuẩn quốc tế. Làm sao biến nguyên liệu này thành sản phẩm cao cấp, dược liệu, hàng mỹ nghệ độc đáo... xuất bán trong nước và nước ngoài.

"Quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo là quỹ mạo hiểm. Cứ 10 start up thì có đến 9 start up thất bại, hơn 95% không có sinh nhật lần thứ 2. Thế nhưng, nếu là người Việt Nam muốn phát triển bền vững, khởi nghiệp bền vững phải khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn", ông Lê Đức Viên nhắn nhủ bề sâu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của đất nước nông nghiệp như Việt Nam.

Công nghệ sẽ xử lý nguồn nguyên liệu nông nghiệp đang rất nhiều và rẻ, sẵn có tại Nam Trung Bộ. Khi có ý tưởng, bẹ ngô, cọng rơm, bèo, hoa, lá … cũng biến thành sản phẩm công nghiệp thương mại hóa. 

Ấp ủ hoàn thiện đề án hệ thống sinh thái đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng dự kiến sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tìm giải pháp cho vùng nguyên liệu biển và vùng nông thôn, tổ chức nhiều cuộc thi thường kỳ khuyến khích các start up.

"Bà đỡ" khởi nghiệp Lê Thị Nga hiến kế, sắp tới, chúng ta cần đặt "đề bài" cho tất cả các start up Việt Nam về khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông sản Đà Nẵng và Nam Trung Bộ. Các nhà nghiên cứu tìm ra những dưỡng chất liên quan tới nguyên liệu sinh học, giúp start up tiếp cận được chính sách hỗ trợ mới. Đồng thời tổ chức đối thoại với các start up hàng tháng để nắm bắt nguyện vọng, vướng mắc mới.

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
Ngày 18/9, Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) thông báo về tình trạng nhiều người dân bị lừa đảo qua các hình thức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện và cung cấp wifi miễn phí cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Đây là hoạt động thiện nguyện thường niên của đội QLTT đội số 11 trong suốt những năm vừa qua. Năm nay, với chủ đề ‘Trung thu yêu thương” Đẫ đến tặng quà các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Phú xuân huyện quan hoá.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Với tinh thần 'lá lành đùm lá rách', trước thềm Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường (2005 – 2025) của sinh viên khóa K26 – Trường Đại học Luật Hà Nội, cựu sinh viên Khóa K26HLU đã phát động chương trình gây quỹ hỗ trợ tái xây dựng nhà cho người dân bị ảnh hưởng sau bão Yagi.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Nhằm chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện số 97/CĐ-TTG ngày 17/9/2024 gửi tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có khả năng bị ảnh hưởng.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH tổ chức lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024. Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp