SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Chân dung 2 nhà khoa học giành giải Nobel Y học năm 2021

07:26, 05/10/2021
(SHTT) - Ủy ban Nobel đã chính thức công bố giải Nobel Y Sinh 2021 thuộc về hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian nhờ công trình khám phá về nhiệt độ và xúc giác.

 Đại dịch COVID-19 khiến lễ trao giải thưởng Nobel theo truyền thống phải điều chỉnh hình thức tổ chức trong 2 năm liên tiếp, song không thể thay đổi thời điểm công bố chủ nhân của các giải thưởng danh giá thường niên vốn rất được mong chờ này.

Tại buổi lễ được tổ chức ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Viện Karolinska công bố Giải Nobel Y học 2021 đã được trao cho hai nhà sinh học người Mỹ là David Julius và Ardem Patapoutian vì những phát hiện quan trọng của họ liên quan tới cơ chế thụ cảm nhiệt độ và xúc giác.

Được biết, nhà khoa học David Julius sinh năm 1955 tại New York, Mỹ. Ông nhận bằng Tiến sĩ. năm 1984 từ Đại học California, Berkeley và là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Columbia, ở New York. David Julius được tuyển vào Đại học California, San Francisco năm 1989, nơi ông hiện là Giáo sư.

giai nobel y hoc

 Chân dung 2 nhà khoa học giành giải Nobel Y học năm 2021

Trong khi đó, Ardem Patapoutian sinh năm 1967 tại Beirut, Lebanon. Thời trẻ, ông chuyển từ Beirut bị chiến tranh tàn phá đến Los Angeles, Hoa Kỳ và nhận bằng Tiến sĩ vào năm 1996 từ Viện Công nghệ California, Pasadena, Hoa Kỳ. Ông là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học California, San Francisco. Từ năm 2000, ông là nhà khoa học tại Scripps Research, La Jolla, California, nơi ông hiện là Giáo sư. Ông cũng là Điều tra viên của Viện Y tế Howard Hughes từ năm 2014.

Theo Ban tổ chức, những khám phá của hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian đã giúp giải thích cách thức hệ thống thần kinh của con người phát đi các tín hiệu đối với nhiệt độ nóng-lạnh và xúc giác. Các kênh ion được xác định là quan trọng đối với nhiều quá trình sinh lý và tình trạng bệnh tật.

Công trình của họ làm sáng tỏ cách giảm đau mạn tính và cấp tính liên quan đến một số bệnh tật, chấn thương và phương pháp điều trị.

"Khả năng cảm nhận nóng, lạnh và xúc giác của chúng ta đều rất cần thiết cho sự sống, làm nền tảng cho tương tác đối với thế giới. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta coi cảm giác là điều đương nhiên, nhưng làm thế nào để biết các xung thần kinh phản ứng ra sao với nhiệt độ và áp suất", Ủy ban Nobel đề cập trong thông cáo báo chí.

Hai nhà khoa học Julius và Patapoutian đã giúp giải đáp câu hỏi này. Họ có những phát hiện đột phá và bắt đầu nhiều nghiên cứu chuyên sâu, từ đó tìm hiểu về cách hệ thần kinh cảm nhận các kích thích nóng lạnh và cơ học.

Trước thềm lễ trao giải, giới chuyên gia nhận định 2 tên tuổi nổi bật trong năm nay là bà Katalin Kariko (người Hungary) và ông Drew Weissman (người Mỹ). Họ là những người tiên phong trong hành trình phát triển vắc-xin công nghệ mRNA và hiện đều công tác tại Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ).

Những phát hiện của họ, được công bố vào năm 2005, đã mở lối cho nỗ lực phát triển vắc-xin Covid-19 Pfizer/BioNTech và Moderna, vốn đã được tiêm cho hơn 1 tỉ người trên thế giới.

Trước đó vào năm 2020, Giải Nobel Y học đã được trao cho ba nhà khoa học Harvey J. Alter (Mỹ), Michael Houghton (Anh) và Charles M.Rice (Mỹ) để vinh danh công trình nghiên cứu giúp giải thích nguồn gốc chính gây bệnh viêm gan qua truyền máu mà không phải do virus gây viêm gan A và B. Nhờ công trình của họ, nền y học thế giới có thể thực hiện xét nghiệm máu và phát triển thuốc mới, cứu sống hàng triệu người.

Minh Hà

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.