SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Yêu cầu gỡ bỏ kẹo sâm Hamer chứa chất cấm trên các sàn thương mại điện tử

11:24, 18/11/2020
(SHTT) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa yêu cầu rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm Kẹo Hamer có chứa N – desmethyl Tadalafil là dược chất cấm dùng điều trị rối loạn cương dương.

 Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết đã nhận được công văn số 2637/ATTP-PCTTR của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế) phản ánh một số website, ứng dụng thương mại điện tử đang bán các sản phẩm kẹo Hamer có chứa N – desmethyl Tadalafil là dược chất cấm dùng điều trị rối loạn cương dương theo phản ánh của cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA).

Cụ thể, các sản phẩm kẹo Hamer đang được bán trên các website, ứng dụng thương mại điện tử được mô tả với công dụng “hỗ trợ tốt cho việc rối loạn cương dương, khắc phục tình trạng lãnh cảm, suy giảm ham muốn sinh lý”.

Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sở hữu các website, ứng dụng thương mại điện tử cần rà soát các sản phẩm kẹo Hamer và hiệu lực của giấy phép tự công bố sản phẩm kẹo Hamer được bày bán trên các website, ứng dụng. Đồng thời có các biện pháp xử lý đối với các sản phẩm, người bán trên các website và sàn thương mại điện tử. Triển khai các biện pháp kỹ thuật, nhân sự kiểm duyệt nhằm ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm Kẹo Hamer.

hamer

 Yêu cầu gỡ bỏ kẹo sâm Hamer chứa chất cấm trên các sàn thương mại điện tử

Chỉ cần gõ từ khóa kẹo Hamer trên trang tìm kiếm Google, sẽ có ngay khoảng 200.000 kết quả hiện lên trong vài giây, người mua có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ, số điện thoại của nhiều cửa hàng và các website bán kẹo Hamer, kể cả các sàn thương mại điện tử lớn như Sendo, Lazada, Tiki...

Trước đó, từ cuối năm 2019, Cục An toàn thực phẩm đã thông tin 7 loại sản phẩm mà cơ quan y tế của Singapore phát đi cảnh báo có chứa chất cấm đã không được cấp công bố tại Cục nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 9/2014, trong đó có kẹo Hamer. Thế nhưng, sản phẩm này vẫn được bán tràn lan trên mạng cho đến nay.

Theo HSA, loại kẹo này có chứa nortadalafil, có liên quan về mặt hóa học với tadalafil, một loại thuốc kê đơn dùng để điều trị chứng rối loạn cương dương ở nam giới.

 Vì là thuốc nên tadalafil chỉ nên được sử dụng dưới sự giám sát y tế. Việc sử dụng tadalafil không thích hợp sẽ khiến người tiêu dùng có nguy cơ gia tăng các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm đột quỵ, đau tim, huyết áp thấp và chứng priapism (cương cứng gây đau đớn và quá lâu).

Nó cũng không nên được sử dụng cho những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh tim, vì nó có thể gây ra huyết áp thấp đe dọa tính mạng, có thể dẫn đến tử vong. Do cấu trúc hóa học tương tự của chúng, nortadalafil có thể gây ra các tác dụng phụ tương tự hoặc thậm chí độc hại hơn tadalafil.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng kẹo sâm Hamer và một số sản phẩm khác do có chứa chất kích dục.

Hải Hà

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 5 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.