SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Xuất khẩu tôm sang EU tăng 20% kể từ khi EVFTA có hiệu lực

10:38, 14/09/2020
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 8/2020, xuất khẩu tôm sang EU tăng 20% kể từ khi thực thi EVFTA (1/8/2020).

Xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 cũng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020, đặc biệt là nhóm hàng tôm và mực tăng trưởng rất mạnh. Trong đó, từ khi Hiệp định EVFTA được thực thi, xuất khẩu tôm vào EU trong tháng 8.2020 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo thỏa thuận của EVFTA, tôm sú đông lạnh của Việt Nam được hưởng mức thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực, so với mức thuế GSP (là mức thuế ưu đãi của các nước phát triển dành cho nước đang phát triển) 4,2% được áp dụng trước đó, tạo ra nhiều lợi thế cho tôm xuất khẩu của Việt Nam...

Riêng đối với tôm chân trắng đông lạnh, mức thuế sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm khi EVFTA có hiệu lực.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTTN Phùng Đức Tiến, nhờ lợi thế về thuế của tôm Việt Nam tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh nên nhà xuất khẩu của EU cũng tìm tới nguồn cung từ Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, thị trường EU rất khắt khe về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm.

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ, quản trị để phục vụ tốt nhất cho thị trường EU như, áp dụng mã số vùng trồng, đảm bảo tiêu chuẩn ASC (sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động), phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đóng gói ăn liền, phục vụ tiêu thụ tại hộ gia đình.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm thủy sản, còn EU lại có nhu cầu lớn các mặt hàng này với giá trị nhập khẩu chiếm 8,4% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm. Điều này cho thấy, dư địa tăng trưởng xuất khẩu nông sản vào thị trường EU là rất lớn.

Riêng với tôm, ngay khi EVFTA có hiệu lực, tôm sú đông lạnh của Việt Nam đang được hưởng mức thuế 0%, so với mức thuế GSP (là mức thuế ưu đãi của các nước phát triển dành cho nước đang phát triển) 4,2% được áp dụng trước đó. Tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm khi EVFTA có hiệu lực.

Nhờ lợi thế về thuế của tôm Việt Nam tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh nên nhiều nhà xuất khẩu của EU cũng tìm tới nguồn cung từ Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã tác động nhiều tới xu hướng của các nhà nhập khẩu và thói quen tiêu thụ tôm của người dân EU.

Do đó, để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của người tiêu dùng EU, các sản phẩm thủy sản Việt Nam cần được chứng nhận, đảm bảo được truy xuất được nguồn gốc và an toàn và vệ sinh thực phẩm.

EU hiện là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. VASEP dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU từ nay đến cuối năm 2020 sẽ tiếp tục tăng dù vẫn chịu tác động từ dịch Covid-19.

Hà Linh (T/H)/Sở hữu trí tuệ

Tin khác

Tin Tổng hợp 6 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.