SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Về Bạc Liêu, chớ quên ghé thăm nhà Công tử

06:55, 18/10/2017
(SHTT) - Nếu đã đặt chân đến Bạc Liêu, đừng ngần ngại, hãy đến thẳng số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu để tham quan nơi vị “Công tử tiêu tiền như nước” từng sinh sống.

Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy

Theo Wikipedia có ghi: Trần Trinh Huy (1900-1973) hay còn gọi là Ba Huy, là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Mức độ vung tiền tiêu xài của ông nổi danh xếp hạng đầu bảng trong số các Công tử Bạc Liêu thời bấy giờ, đến nỗi khi nói đến thành ngữ Công tử Bạc Liêu người ta thường liên tưởng đến ông.

Vốn thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Những cá nhân có quan hệ tốt với Pháp được phân chia nhiều ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng của vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.

Tham quan dinh thự công tử Bạc Liêu

Tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp lãng mạn, quí phái của nó. Với kiến trúc hài hòa, nằm bên bờ sông với không gian khoáng đãng, nó được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Ngôi biệt thự do kĩ sư người Pháp thiết kế, xây dựng từ năm 1919, nó khoác lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng.

nha cong tu bac lieu 1

Dinh thự công tử Bạc Liêu

Gần một thế kỉ trôi qua, nhưng tòa dinh thự vẫn giữ nguyên được nét đẹp lỗng lẫy, kiêu sa và quý phái của nó. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm với mẫu tự P rất hoa mĩ, chỉ rõ nơi xuất xứ là từ thủ đô Paris kiều diễm. Đây là một căn nhà rộng, thời trước là một căn nhà giàu có và to nhất Bạc Liêu, người dân thường quen gọi là “nhà Lớn”. Ngôi nhà của Công tử nằm trong hệ thống nhà hàng, khách sạn “công tử Bạc Liêu”, ngôi nhà thu hút hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, khám phá căn biệt thự của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì thời trước.

Chỉ với 20.000 đồng vé vào thăm ngôi biệt thự, tôi đã được tận mắt ngắm nhìn sự lộng lẫy nguy nga của ngôi nhà mang đậm kiến trúc Pháp, sự cổ kính, trang trọng nhưng đầy nhã nhặn.

nha cong tu bac lieu 2

 Vé vào cửa nhà Công tử Bạc Liêu

Ở tầng một, người ta trưng bày chiếc siêu xe của vị Hắc công tử ngày xưa đã từng đi. Đi sâu bên trong là hai phòng ngủ, hai đại sảnh lớn, một cầu thang dẫn lên lầu hai. Tầng hai có 3 phòng ngủ và 2 đại sảnh. Đặt chân vào ngôi nhà, du khách sẽ không khỏi trầm trồ thán phục bởi những đường nét thiết kế tinh hoa, cầu kì và rất chuyên nghiệp của nó. Sự sang trọng quý phái được toát lên một phần nhờ chiếc đèn màu vàng lung linh toả ánh sáng khắp các gian phòng cho ta một cảm giác ấm cúng và thoải mái.

Các đồ dùng trong nhà công tử Bạc Liêu, hầu như được giữ trọn vẹn để du khách chiêm ngưỡng và trải nghiệm từ những chiếc bát, chiếc cốc, những cái thìa, muỗng nhỏ đều được lưu trữ lại… Đặc biệt, tại lầu 1 cạnh hành lang là bàn ngồi của con trai công tử Bạc Liêu, ông Trần Trinh Đức. Hàng ngày, ông ngồi đó, tiếp đón từng đoàn người ra vào tham quan, như một nhân chứng sống cho sự tồn tại của câu chuyện về chàng công tử Bạc Liêu là có thật.

nha cong tu bac lieu 3

 Con trai công tử Bạc Liêu, ông Trần Trinh Đức

Mỗi chi tiết, vật dụng trong nhà công tử đều được du khách đến đây tham quan và chụp ảnh lưu niệm. Du khách đều không khỏi suýt xoa trước sự xa hoa của công tử trước kia. Nếu có dịp tới Bạc Liêu, muốn được chiêm ngưỡng cơ ngơi đồ sộ một thời của nhà công tử, du khác đừng quên ghé thăm địa chỉ 13 Điện Biên Phủ.

Những hình ảnh khác của nhà Công tử Bạc Liêu

nha cong tu bac lieu

 

nha cong tu bac lieu 5

 Nhà công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919

nha cong tu bac lieu 6

 

nha cong tu bac lieu 7

 

nha cong tu bac lieu 8

 

nha cong tu bac lieu 9

 

nha cong tu bac lieu 10

 

nha cong tu bac lieu 11

 

nha cong tu bac lieu 12

Cây trượng được công tử sử dụng 

nha cong tu bac lieu 13

 

 

                                                                             Nguyễn Nga

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.