SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 09/05/2024
  • Click để copy

Thừa Thiên Huế đang làm gì để định vị thương hiệu trung tâm khoa học và công nghệ?

16:13, 22/01/2024
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thanh Bình - cho rằng tuy thời gian chưa dài nhưng đã thấy được quyết tâm và chuyển biến tích cực của ngành khoa học và công nghệ của tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo tổng kết 2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KH&CN, kết quả và giải pháp".

80% sản phẩm chủ lực được bảo hộ thương hiệu

Những năm qua, Thừa Thiên Huế tập trung nhiều giải pháp phát triển tiềm lực, đẩy mạnh nghiên cứu – thử nghiệm, phát triển và ứng dụng tiến bộ KH&CN. Trình độ công nghệ được nâng cao tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; từng bước gia tăng hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực mang thương hiệu Huế.

Sở KH&CN nhìn lại hành trình hoạt động năm 2023 đồng thời tổng kết những kết quả trong triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm lớn về KH&CN giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy, Sở KH&CN thực hiện 13 nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia, phát triển các sản phẩm: Sâm Cau, tinh dầu Công Thành, Hoa A Lưới, Cá Tầm A Lưới, Chuối Già Lùn A Lưới, Dê A Lưới, Cam Nam Đông, Sen Huế, nhân giống cá Nâu, cá Dìa, Chỉ dẫn địa lý Dầu tràm Huế và Thanh Trà Huế.

DSC01731

Doanh nghiệp đạt giải Ba cuộc thi KNĐMST quốc gia.

1a166b64c43b6e65372a

 

Trong 3 năm 2021 – 2023, Sở KH&CN triển khai 69 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đồng thời đang tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ KH&CN 16 nhiệm vụ cấp quốc gia bắt đầu từ năm 2023 – 2024.

TS Hồ Thắng - Giám đốc Sở KH&CN Thừa Thiên Huế.

Bà Trần Thị Tư – tiểu thương bán thịt bò vàng A Lưới đã không giấu được niềm vui khi trở thành hộ đầu tiên đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể. Quầy thịt bò vàng A Lưới của bà vốn nổi tiếng sau khi được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ gắn bảng quảng cáo lớn, bao bì, nhãn mác càng trở nên “nổi” hơn.

“Tôi bán thịt bò vàng A Lưới 20 năm nay. Từ khi được hỗ trợ quảng bá sản phẩm, đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể thịt bò vàng A Lưới thì nhiều tiktoker và khách từ các tỉnh khác tới mua ngày càng nhiều hơn”, bà Tư nói.

Nổi bật trong kết quả triển khai nhiệm vụ KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2023, Sở KH&CN đã phối hợp Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức hội nghị toàn quốc về Sở hữu trí tuệ, loạt hoạt động quảng bá sản phẩm mang thương hiệu Huế như Lễ hội Hoàng Mai Huế lần thứ nhất; Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Sen Huế; Bò Vàng A Lưới; Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích.

Sở KH&CN hoàn thành các dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm Hoàng mai của tỉnh Thừa Thiên Huế”; “Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm quả Thanh trà của Thừa Thiên Huế”.

Nhiều hoạt động nâng cao năng lực trong xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, phát triển tài sản trí trong sản xuất, kinh doanh được tổ chức trong năm.

d68eabe851498017d958-1952

TS Hồ Thắng - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Sen Huế" tháng 7/2023.

“Sở KH&CN phát triển nhiều tài sản trí tuệ gắn với khai thác tài nguyên bản địa, trong đó hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, … với tỷ lệ các sản phẩm chủ lực được bảo hộ thương hiệu đạt 80%”, TS Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế - cho hay.

Ngay thời điểm đầu năm 2024, Thừa Thiên Huế đón nhận 2 văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Huế đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp dành cho quả Thanh Trà và Hoàng Mai của Huế và sẽ tổ chức công bố trong tháng 1.

Đây vừa là cơ hội để phát triển giá trị kinh tế cho hàng trăm hộ dân trồng Thanh Trà đồng thời khẳng định chất lượng, giá trị thương hiệu Thanh trà Huế như một địa chỉ văn hóa bản địa hấp dẫn dành cho du khách.

Nhiều điểm sáng trong kết quả hoạt động tạo đà để phát triển trung tâm KH&CN

Ông Tôn Thất Ái Tín - Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền Phong - là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng, sản xuất, kinh doanh cây giống. Công ty luôn trăn trở để việc sản xuất hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Trong sản xuất lâm – nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng công trình, theo ông Tín, đến nay, công ty hình thành mô hình sản xuất lâm, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để cung ứng sản phẩm cho thị trường.

DSC05422

 Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thanh Bình.

Công ty hiện có 1500m2 phòng nuôi cấy mô, 6000m2 nhà lưới để sản xuất cấy mô cây hoa, cây nông nghiệp, dược liệu, nâng công suất sản xuất cây nuôi cấy mô lên đến 15 triệu cây/năm.

“Kết quả ứng dụng nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm giai đoạn 2021 – 2023 giúp công ty đạt doanh thu từ các sản phẩm KH&CN và các quy trình nghiên cứu trên 35 tỉ đồng/năm, lợi nhuận đạt được từ các sản phẩm KH&CN và các quy trình nghiên cứu Công ty đạt trên 10 tỷ đồng/năm. Công ty được Sở KH&CN công nhận là doanh nghiệp KH&CN với 5 quy trình nghiên cứu khoa học không sử dụng ngân sách nhà nước”, ông Tôn Thất Ái Tín chia sẻ.

DSC05279

 TS Hồ Thắng báo cáo kết quả 2 năm thực hiện nghị quyết 07 của tỉnh ủy về Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm Khoa học và Công nghệ.

Hoạt động quản lý nhiệm vụ nghiên cứu - thử nghiệm KH&CN của tỉnh được tăng cường, tỷ lệ đề tài nghiên cứu được đưa vào ứng dụng trong các ngành kinh tế có hiệu quả, ước đạt 65  - 70%.

Hoạt động quản lý công nghệ và thị trường công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) được chú trọng. Cuộc thi KNĐMST tỉnh năm 2023 được tổ chức thành công với số lượng hồ sơ dự thi cao nhất từ trước đến nay. Nổi bật vừa qua dự án Yến sào Hoa Sữa – Mang hảo vị Hoàng Gia đến với mọi nhà vinh dự đạt giải Ba cuộc thi KNĐMST Quốc gia.

Sở KH&CN quan tâm phát triển tiềm lực và nhân lực khoa học công nghệ thông qua các đề án phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia.

62417cd5007eab20f26f

 Toàn cảnh hội nghị.

Theo Giám đốc Đại học Huế - PGS.TS Lê Anh Phương, năm 2023, Đại học Huế có 18 nhà khoa học được công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư/Phó Giáo sư, (tăng 10 Phó Giáo Sư so với năm 2022). Đây là năm Đại học Huế có số lượng nhà giáo được công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo Sư nhiều nhất kể từ năm 2019 đến nay.

“Đặc biệt năm 2023, Đại học Huế có 2 nhà khoa học nhận giải thưởng danh giá: TS. Trần Quang Hóa, Trường Đại học Sư Phạm vinh dự là một trong hai nhà khoa học của Việt Nam nhận Giải thưởng Tremplin của Viện Hàn lâm khoa học Pháp; PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung, Đại học Khoa học nhận giải thưởng L’Oreal – UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học”, Giám đốc Đại học Huế nói.

Sở Khoa học và Công nghệ triển khai 2 dự án nâng cao năng lực cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; Thành lập Trung tâm KNĐMST tỉnh và phê duyệt đề án Phát triển bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung; Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật, tôn vinh nhà khoa học, đề cử sách vàng sáng tạo…

Các hoạt động quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; an toàn bức xạ hạt nhân được đẩy mạnh. Công tác quản lý Nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh, hoạt động KH&CN cấp cơ sở được quan tâm, chú trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo Sở thẳng thắn nhìn nhận còn một số khó khăn, hạn chế vẫn đang tồn tại. Một số văn bản pháp luật chưa có hướng dẫn rõ ràng gây lúng túng trong triển khai, điều hành, quản lý. Nhiều cơ chế tài chính chưa thông thoáng, chính sách hỗ trợ chưa phù hợp và khó tiếp cận.

9060805859f0f2aeabe1

 UBND tỉnh đã trao tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo năm 2023.

Một số sản phẩm đặc sản trên địa bàn tuy được tạo lập tài sản trí tuệ nhưng phát triển, mở rộng thị trường còn nhiều khó khăn. Việc áp dụng đăng ký, khai thác thực tiễn các sáng chế giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân vẫn còn chưa tương xứng với hoạt động nghiên cứu. Tính liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu còn chưa khăng khít.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị ngành KH&CN bám sát các chương trình, đề án, hoạt động của Bộ KH&CN, các bộ, ngành Trung ương để nâng cao vị thế, vai trò của ngành KH&CN đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, tăng cường việc quảng bá, giới thiệu, nâng cao hình ảnh của KH&CN tỉnh.

a7233116d3be78e021af

 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng hoa chúc mừng Sở KH &CN.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh Sở KH&CN cần phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học đảm bảo đúng quy định của pháp luật, thực chất và minh bạch. Tạo nên những tác động trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng các nghiên cứu vào thực tiễn và thương mại hóa.

Giai đoạn 2021-2023, ngành KH&CN đã thực hiện 4/9 chỉ tiêu cơ bản tiệm cận/đạt kế hoạch (gồm: tỷ lệ kết quả của các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng KH&CN được thương mại hóa sản phẩm; tỷ lệ sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương được đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ; số bài báo KH&CN được đăng trên tạp chí quốc gia, quốc tế đến năm 2025 tăng 1,5 lần so với năm 2020; số lượng đặc sản, sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh phát triển theo chuỗi giá trị).

Có 3/9 chỉ tiêu tiếp tục đạt kế hoạch vào năm 2025 (chỉ tiêu TFP trong tăng trưởng GRDP của tỉnh; bảo đảm mức đầu tư cho hoạt động KH&CN đạt 1,5% tổng ngân sách địa phương vào năm 2025; số ý tưởng, dự án KNĐMST được hỗ trợ) và 2/9 chỉ tiêu khả năng không đạt kế hoạch (hình thành 10 doanh nghiệp KH&CN vào năm 2025; số lượng công nghệ/sản phẩm/sáng chế được chuyển giao và có nguồn thu).

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 8/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy, ở thủ đô Rome, khoá họp Uỷ ban hợp tác về khoa học và công nghệ Việt Nam – Italy lần thứ 8 đã diễn ra thành công tốt đẹp, tiếp tục mở ra các cơ hội mới trong quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Nông Cống là một vùng quê đang trên đường đổi mới. Đường giao thông cùng các thiết chế văn hóa - thể thao được đầu tư khang trang, đồng bộ. Nhất là phong trào văn hóa - thể thao đã được phát động rộng khắp nơi.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Các trang web reviews công ty (đánh giá công ty) hoạt động như các MXH trái phép và cho phép thành viên đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng này kéo dài đã nhiều năm nay nhưng các cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý, ngăn chặn triệt để.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Thông qua kế hoạch triển khai Tháng hành động về an toàn thực phẩm năm 2024, các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Ngày 8/5, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an tổ chức triển lãm xác thực sinh trắc học và cung cấp một số thông tin về quá trình thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học để làm thẻ căn cước.