SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân động đất ở Kon Tum

09:59, 24/08/2022
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ làm rõ nguyên nhân các trận động đất tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) gây dư chấn trên một số địa phương tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng.

Chiều ngày 23/8, Viện Vật lý địa cầu thông tin về 5 trận động đất xảy ra trong khoảng 80 phút từ 14 giờ 8 phút theo giờ địa phương tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum).

Viện Vật lý địa cầu cho hay các trận động đất có độ lớn từ 4.7; 3,6; 3,7; 2,5 và 3,0 Richter xảy ra tại tọa độ 14.768 độ vĩ Bắc - 108.209 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 km tại khu vực Kon Plông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), ông Nguyễn Hồng Vương thông tin: "Cơn động đất gây hiện tượng rung lắc mạnh trên địa bàn nhưng theo báo cáo từ các xã, thị trấn thời điểm này chưa bị ảnh hưởng về người, tài sản do dư chấn động đất gây ra.

Dư chấn động đất ở huyện Kon Plông khiến người dân sống ở các nhà cao tầng thuộc huyện vùng núi như: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cảm nhận rung lắc rất mạnh trong vài giây.

Tại Đà Nẵng dù chưa có thông tin đo lường cụ thể nhưng Trang thông tin phòng chống thiên tai đưa ra câu hỏi vào lúc 15 giờ: “Cách đây khoảng vài phút có ai cảm thấy rung lắc nhẹ không ạ?” Ngay lập tức nhiều thành viên đã xác nhận có cảm nhận thấy rung lắc. Facebook Yen Vo còn chia sẻ cảm giác hoảng sợ trong vài giây của mình: “Phải ở tầng 6 mới cảm thấy rung dữ dội như thế nào”.

299958734_827712711917151_1200198356188707222_n

 Vị trí chấn tâm vụ động đất xảy ra vào ngày 23/8 

Ngay trong ngày, Thủ tướng Chính phủ kịp thời có công điện khẩn yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả tập trung một số nhiệm vụ được giao.

Công điện yêu cầu Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ dư chấn động đất tại khu vực. Trên cơ sở cập nhật thông tin để cung cấp kịp thời cho cơ quan hữu quan và người dân biết nhằm có phương án chỉ đạo, ứng phó phù hợp.

UBND tỉnh Kon Tum, Quảng Nam cần tổ chức theo dõi sát tình hình, kiểm tra, đánh giá cụ thể thiệt hại (nếu có) do động đất, nhất là nhà ở của người dân, cơ sở hạ tầng thiết yếu (hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông, cơ sở y tế, giáo dục. Đồng thời huy động lực lượng và nguồn lực hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại và khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hại để ổn định cuộc sống, đảm bảo an toàn công trình theo quy định.

Chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm theo dõi, cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời đến người dân về động đất, dư chấn động đất, thiệt hại do động đất nếu có. Các đơn vị chủ động chỉ đạo, triển khai ứng phó phù hợp tránh tâm lý hoang mang, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Khi có tình huống xấu cần kịp thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của động đất song song với chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng đến công trình giao thông trong khu vực, nhất là trên các tuyến giao thông chính, chủ động triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn.

Đặc biệt, Công điện nêu rõ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và các địa phương trong khu vực triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm nghiên cứu, đánh giá, làm rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm động đất tại khu vực và đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp.

Hiện, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Trước đó, vào tháng 4/2022 tại huyện Kon Plông cũng ghi nhận vụ động đất bất thường khiến nhiều người nghi vấn liên quan tới thủy điện tích nước cần được quan trắc số liệu để có đánh giá chính xác.

Theo thống kê, từ 1903 - 2020,  huyện Kon Plông chỉ xảy ra 33 trận động đất với cường độ không mạnh. Nhưng từ năm 2021 đến ngày 18.4, số trận động đất xảy ra ở địa bàn này tăng bất thường với 169 vụ được ghi nhận. Đặc biệt những ngày gần đây có những trận động đất mạnh. Cụ thể, động đất xảy ra ngày 15.4 có cường độ 4,1 độ richter, ngày 18.4 có cường độ 4,5 độ richter.

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 6 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.