SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Thêm thông tin vụ nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam

15:49, 18/07/2019
(SHTT) - Mới đây, Chủ tịch HĐQT CTCP Asanzo Việt Nam đã chia sẻ thêm một số thông tin liên quan đến vụ nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam.

Chia sẻ với BizLIVE, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT CTCP Asanzo Việt Nam xác nhận công ty đang làm các thủ tục để tiến hành khởi kiện báo Tuổi Trẻ.

Ông Tam cho biết, ngay từ khi sự việc xảy ra hai bên đã gặp và làm việc nhiều lần nhưng phía Tuổi Trẻ không hợp tác. Đơn khởi kiện trong tuần này công ty chuẩn bị xong, khoảng đầu tuần sau sẽ làm việc với toà án. Chủ tịch Asanzo Việt Nam chia sẻ công ty sẽ yêu cầu đền bù bởi sau đợt vừa rồi công ty thiệt hại rất lớn.

‘‘Chúng tôi tổn thất rất lớn. Số liệu thực tế của các đơn vị lớn, nhỏ cộng thêm các doanh số không bán được ước tính thiệt hại vài trăm tỷ đồng. Doanh nghiệp bao nhiêu năm xây dựng đã sụp đổ coi như chẳng còn gì’’, ông Phạm Văn Tam nói.

Pham Van Tam Asanzo

Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Asanzo VN. 

Trước đó, ông Phạm Văn Tam từng cho biết, trong sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Asanzo, dù 100% linh kiện nhập nhưng công ty hoàn thiện khâu cuối cùng ở Việt Nam thì công ty vẫn có thể ghi là “Made in Vietnam”. Ông Tam cho rằng, liên quan tới quy định nơi sản xuất, xuất xứ hàng hóa cần phải có văn bản quy định hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.

CEO Asanzo từng cho biết, doanh nghiệp tiến hành thăm dò trước, đưa linh kiện nước ngoài vào, làm ra số lượng nhỏ để thử nghiệm thị trường rồi mới bắt đầu đầu tư sản xuất. Cụ thể, phải đến năm thứ 5 Asanzo mới dám đầu tư sản xuất đại trà nhà máy mới. Bởi phải có thị trường, có thương hiệu mới dám đầu tư chuyên sâu. Trước kia công ty nhập khá nhiều nhưng sau này càng ngày càng tự tin hơn về thị trường, sản phẩm thì mới đầu tư nhà máy, xưởng để tăng nội địa hóa.

“Hiện rất nhiều doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tương tự như Asanzo và hiện giờ công ty đang chờ các cơ quan chức năng xác minh sự việc. Giải quyết việc làm cho 2.000 công nhân là vấn đề nhức đầu, kho bãi nhà xưởng hiện nay treo hết, đối tác họ e ngại đòi tiền, đó là hệ lụy không thể đo được bằng tiền’’, Chủ tịch Asanzo nói thêm.

Ở một diễn biến khác, trước đó, Sở hữu trí tuệ đưa tin, liên quan đến việc nhiều nhà bán lẻ trong nước đã tiến hành ngừng bán các sản phẩm của Asanzo, cá biệt một số hệ thống còn tiến hành thu hồi TV của hãng này và hỗ trợ khách hàng đổi sang thương hiệu khác. Nguyễn Kim và Điện Máy Xanh là hai ví dụ điển hình.

Mới đây, Asanzo đã tung ra thông cáo phản hồi chính thức về việc này. Trong bức thư có chữ ký của CEO Phạm Văn Tam, Asanzo khẳng định không có chủ trương thu hồi sản phẩm, mà đây là hành động tự phát của các nhà bán lẻ. Asanzo cũng tỏ thái độ phản đối động thái này, khi khẳng định hàng hoá của mình có nguồn gốc rõ ràng và đủ điều kiện để lưu thông trên thị trường. Asanzo cũng phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm trong quá trình đổi trả sản phẩm của người dùng với bên bán lẻ.

"Hiện nay, theo như thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và các thông tin trên các website của quý khách hàng và quý đối tác, chúng tôi được biết Quý khách và Quý đối tác đã và đang tự thực hiện các chính sách đổi trả hàng hoá mang thương hiệu Asanzo từ người tiêu dùng hoặc các kênh phân phối khác tại các địa điểm kinh doanh, trung tâm thương mại hoặc các cửa hàng phân phối hàng hoá điện tử. Chúng tôi không có chủ trương thu hồi mọi sản phẩm mang thương hiệu Asanzo như đã nêu trên, và không đồng ý, cũng như chấp nhận các chính sách này của Quý khách hàng và đối tác, vì tất cả hàng hoá mang thương hiệu Asanzo đã và đang được đưa ra thị trường bởi chúng tôi. Asanzo khẳng định và cam kết hàng hoá kinh doanh của chúng tôi hợp pháp, được phép lưu thông trên thị trường, có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật của Việt Nam.

"Vì vậy, chúng tôi sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm, nghĩa vụ, bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp nếu có, cũng như bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hàng hoá trong toàn bộ quá trình mà Quý khách hàng và Quý đối tác tự ý thực hiện chính sách/quy trình đổi trả được nêu trên đây mà không nằm trong chính sách đổi trả, bảo hành mà chúng tôi đã công bố."

Minh Châu

Tin khác

Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Ford cho biết quý đầu năm 2024, họ bán được 10.000 xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.