SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Nửa đầu năm 2020, lợi nhuận ngân hàng đến từ việc giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro

16:06, 05/08/2020
(SHTT) - Do tác động của Covid-19, xếp hạng lợi nhuận 6 tháng đầu năm của hệ thống ngân hàng đã có sự phân hóa lớn. Đặc biệt , xẩy ra hiện tượng lợi nhuận ngân hàng đến từ việc giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro...

Kết thúc 6 tháng đầu năm, bất chấp doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều ngân hàng vẫn báo lãi hàng ngàn tỷ đồng. Tuy các nhà băng Top đầu vẫn là những cái tên quen thuộc nhưng thứ hạng về lợi nhuận lại có sự xáo trộn mạnh.

Ở nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, do phải giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, nên động lực tăng trưởng chính về lợi nhuận không đến từ mảng cho vay.

Chính vì vậy, các ngân hàng này phải tìm lợi nhuận bằng việc giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro.

Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất các ngân hàng).

Cụ thể, Vietcombank hiện vẫn đứng đầu về lợi nhuận - ngân hàng luôn chiếm vị trí này trong những năm gần đây. Tuy nhiên, so với sự cách biệt gần gấp đôi ngân hàng đứng liền sau của năm 2019, khoảng cách này đã được thu ngắn lại khi Vietcombank tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm nay. Lợi nhuận trước thuế đạt 10.981 tỷ đồng, giảm gần 3% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng thấp tại Vietcombank xuất phát từ các chương trình giảm lãi suất và hoạt động kinh doanh chính là tín dụng không có sự tăng trưởng, thể hiện ở chỗ thu nhập lãi thuần đi ngang. Động lực của ngân hàng này là hoạt động dịch vụ tăng nhẹ 6%, lãi thuần từ ngoại hối tăng 18,4%, chi phí hoạt động tiết giảm 5% so với cùng kỳ,… Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng lợi nhuận vẫn đi xuống.

Ngoài Vietcombank, BIDV cũng ghi nhận tăng trưởng thấp. Cụ thể, kết thúc 6 tháng lãi trước thuế 4.454 tỷ đồng, thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 35% kế hoạch năm. Lãi sau thuế giảm tương đương ở mức 3.581 tỷ đồng.

Động lực khiến BIDV không bị tuột dốc lợi nhuận quá sâu chủ yếu nhờ cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro (giảm 6% so với cùng kỳ), tăng trưởng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (tăng 15%), chứng khoán kinh doanh (tăng 381%), kinh doanh ngoại hối( tăng 13%).

Dù Agribank chưa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, song theo lãnh đạo ngân hàng này, tín dụng 6 tháng tăng trưởng âm, ước lãi nửa đầu năm chỉ đạt trên 40% kế hoạch, thấp hơn 35-40% cùng kỳ. Điều này cho thấy động lực tăng trưởng của Ngân hàng cũng không đến từ cho vay.

Trái ngược 3 “ông lớn” trên, 6 tháng đầu năm 2020, Vietinbank lại ghi nhận lãi đạt 7.460 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của VietinBank tăng do ngân hàng này giảm tới 10,6% trích lập dự phòng rủi ro, cộng với doanh thu ngoài lãi tăng mạnh.

Năm 2019, Agribank là ngân hàng lãi cao thứ hai hệ thống chỉ sau Vietcombank, còn BIDV đứng trong top 5 về lợi nhuận. Tuy nhiên, với kết quả trong 6 tháng đầu năm nay, Vietinbank vươn lên đứng thứ hai hệ thống, chỉ sau Vietcombank. Agribank lùi xuống vị trí cuối trong nhóm dẫn đầu, còn BIDV ra khỏi nhóm 5 ngân hàng lãi cao nhất.

Ngoài sự phân hóa về lợi nhuận, nhóm ngân hàng quốc doanh còn có sự  thay đổi lớn về số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

Cụ thể, kết thúc 6 tháng đầu năm, lượng tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước tại BIDV giảm 85% so với đầu năm. Tại Vietcombank giảm gần 90%, từ 89.288 tỷ đồng đầu năm xuống dưới 1.000 tỷ đồng.

Còn tại nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, cũng có nhiều ngân hàng lãi lớn từ dịch vụ, bán bảo hiểm, trái phiếu, như TPBank, VIB…, nhưng cũng có nhiều ngân hàng lãi lớn nhờ tín dụng, hưởng chênh lệch lãi vay như Techcombank, HDBank.

Techcombank ghi nhận lợi nhuận 6 tháng chỉ đạt 6.738 tỷ đồng, tăng 19%. Con số 19% nếu so với mặt bằng chung là mức khá cao, nhưng so với những nhà băng khác cùng tăng trưởng như VietinBank thì lợi nhuận Techcombank lại thấp hơn một nửa. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm Techcombank lùi xuống top 3 về lợi nhuận.

Nguyên nhân 6 tháng đầu năm, Techcombank trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 5 lần so với cùng kỳ, ở mức 1.211 tỷ đồng. Do đó lợi nhuận trước và sau thuế chỉ tăng 19%, ghi nhận tương ứng 6.738 tỷ đồng và 5.395 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông Ngân hàng mẹ 6 tháng đầu năm cũng chỉ tăng 17% so với cùng kỳ, đạt gần 5.273 tỷ đồng.

Còn tại MB, lũy kế 6 tháng đầu năm, với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 40% so với cùng kỳ, MB ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt tăng nhẹ 5% và 6%, đạt gần 5.119 tỷ đồng và 4,173 tỷ đồng.

Hà Phương

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 17 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 17 giờ trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 23 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...