SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Nợ cần chú ý tại loạt ngân hàng bất ngờ tăng mạnh: Tiềm ẩn nợ xấu

06:10, 20/05/2021
Tính đến 31/3/2021, nợ cần chú ý tại loạt ngân hàng bất ngờ tăng mạnh trong khi nợ xấu giảm. Thậm chí, nợ xấu và nợ cần chú ý tại nhiều ngân hàng tăng song hành cùng nhau.

Quý 1/2021, nhiều ngân hàng ghi nhận số dư nợ xấu tăng mạnh như ACB (61%); MB (29%); Vietcombank (47%); Nam A Bank (19%); PGBank (10,6%);…

Chỉ  một số ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm như VietinBank (6%), Sacombank (8,5%), SeABank (1%), Techcombank (12,4%), Kienlongbank (70%).

Tuy lợi nhuận quý 1/2021 khá khả quan nhưng theo các chuyên gia, các ngân hàng cũng rất "nặng gánh" với vấn đề nợ xấu.

Đáng chú ý, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2 - với khoản vay quá hạn 10-90 ngày) ở một số ngân hàng tăng đột biến trong 3 tháng đầu năm 2021.

Tuy nợ nhóm 2 chưa được xếp vào nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn bất ngờ nhảy vọt cho thấy tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu trong tương lai của ngân hàng.

Trong quý 1/2021, có thể nói Sacombank là ngân hàng có nợ xấu giảm mạnh nhất. Tính đến ngày 31/3/2021, nợ xấu tại Sacombank giảm 8,5% so với đầu năm, chỉ còn hơn 5.292 tỷ đồng. 

Trong đó, nợ nghi ngờ giảm mạnh nhất xuống còn 661 tỷ đồng, tương đương giảm 31%, tiếp đến là nợ có khả năng mất vốn giảm 5% còn hơn 4.315 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ tiêu chuẩn tăng 14% lên mức hơn 315 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1,7% hồi đầu năm xuống chỉ còn 1,48%.

Thế nhưng, nợ cần chú ý tại Sacombank lại đang tăng chóng mặt lên mức 1.364 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ ở mức 787 tỷ đồng, tương đương tăng 73%.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại Sacombank.

Trong quý 1/2021, Sacombank dành ra gần 476 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 14% so với cùng kỳ. Kết quả, lãi trước và sau thuế tại Sacombank chỉ tăng nhẹ 1% và 2%, đạt hơn 1.000 tỷ đồng và hơn 801 tỷ đồng.

Nợ cần chú ý song hành cùng nợ xấu 

Theo khảo sát tại 26 ngân hàng, trong quý 1/2021 có 19/26 ngân hàng ghi nhận nợ cần chú ý tăng so với đầu năm. Đặc biệt, nợ xấu và nợ cần chú ý tại nhiều ngân hàng tăng song hành cùng nhau.

Cụ thể, tính đến 31/3/2021, nợ cần chú ý tại ACB tăng mạnh 78%, lên mức 1.026 tỷ đồng. Song song, nợ xấu tại ACB cũng tăng 61% lên mức 2.954 tỷ đồng.

Cùng hoàn cảnh, nợ cần chú ý tại Vietcombank cũng tăng 50% so với đầu năm, lên 4.190 tỷ đồng. Đồng thời, nợ xấu cũng tăng lên 47% so với đầu năm, ghi nhận hơn 7.697 tỷ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ gấp 8,7 lần; nợ dưới tiêu chuẩn tăng vọt 96% và nợ có khả năng mất vốn cũng tăng nhẹ 3%. Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay từ 0,62% hồi đầu năm lên 0.88%.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại VIetcombank.

Không ngoại lệ, 3 tháng đầu năm, nợ xấu tại MB tăng 29%  lên mức gần 4.184 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất, nợ dưới tiêu chuẩn lên hơn 1.857 tỷ đồng (gấp 2 lần so với đầu năm). Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,09% đầu năm lên 1,29%. Song song, nợ cần chú ý tại MB tăng 9% lên mức 2.642 tỷ đồng.

Một số ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng nhẹ nhưng nợ cần chú ý lại tăng chóng mặt.

Cụ thể, tính đến 31/3/2021, tổng nợ xấu tại VIB chỉ tăng nhẹ 4% lên 3.065 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ cần chú ý lại tăng từ 2.529 tỷ đồng lên 4.118 tỷ đồng, tương đương tăng tới 63%; Nợ xấu tại LienVietPostbank cũng tăng nhẹ gần 4% lên 2.618 tỷ đồng nhưng nợ cần chú ý lại tăng vọt 61% lên mức 2.124 tỷ đồng.

Còn ở TPBank, tổng nợ xấu tăng nhẹ 4% so với đầu năm, ghi nhận gần 1.484 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng 21% và nợ có khả năng mất vốn tăng 8%. Tuy nhiên, nợ cần chú ý tại TPBank đã tăng 34% so với đầu năm, lên 2.171 tỷ đồng. Tương tự, nợ xấu tại OCB cũng chỉ tăng 4% lên mức 1.576 tỷ đồng nhưng nợ cần chú ý tăng tới 32% lên 3.568 tỷ đồng.

Thậm chí, tại MSB, nợ xấu không có nhiều thay đổi so với đầu năm, tổng nợ xấu vẫn duy trì gần 383 tỷ đồng nhưng nợ cần chú ý tại MSB đã tăng 29% lên 1.262 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn nhiều ngân hàng khác ghi nhận cả nợ xấu và nợ cần chú ý tăng như: BIDV (nợ xấu 2%, nợ cần chú ý 7%); Eximbank (nợ xấu 9%, nợ cần chú ý 6%); PGBank (nợ xấu 11%; nợ cần chú ý 13%); Ngân hàng Bản Việt (nợ xấu gần 7% và nợ cần chú ý 22%).

Trong bối cảnh nợ xấu và nợ cần chú ý tăng mạnh do ảnh hưởng của Covid-19, một số nhà băng tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng như tấm đệm chống đỡ. Tuy nhiên, vẫn có nhà băng nói không với trích lập dự phòng rủi ro.

Hoàng Long

vnfinance.vn

Tin khác

Tin Tổng hợp 6 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.