SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Nhiều cơ hội phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

12:47, 12/11/2022
Các chuyên gia tham dự hội nghị "Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á" chỉ ra nhiều cơ hội phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.

Ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cao vai trò công nghiệp vi mạch bán dẫn. Theo ông Long, đây là nền tảng của tính toán hiện đại, giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ ICT như AI, IoT, 5G, Big Data,…

Tại Việt Nam, lĩnh vực ICT là một trong trong các lĩnh vực có sự tăng trưởng trong 20 năm qua, với tốc độ tăng trưởng 9 - 10% trung bình trong các năm. Doanh thu của lĩnh vực ICT tại Việt Nam năm 2021 đạt 136,15 tỷ USD.

Theo ông Long, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vĩnh ICT. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ chiến lược phát triển công nghiệp ICT. Bên cạnh đó, Bộ đang nghiên cứu đề xuất trình Quốc hội thông qua Luật phát triển ngành vi mạch với mong muốn hoàn thiện thể chế cho ngành công nghiệp này.

z3873572325278_9fe3d9563942ea4c3ae48a60b958346a

 Ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra 4 thế mạnh trong lĩnh vực ICT của Việt Nam.

Tại hội nghị, ông Long đưa ra 4 thế mạnh trong lĩnh vực ICT của Việt Nam. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, cả lao động phổ thông và lao động trình độ cao. Mỗi năm Việt Nam có hơn 50 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp các chuyên ngành ICT và đang có xu hướng tăng.

Thế mạnh thứ hai là hệ thống khu công nghệ cao, các khu công nghệ tập trung tại các trung tâm kinh tế của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Điều này đã tạo nên một không gian làm việc, một cộng đồng rộng lớn doanh nghiệp ICT.

Theo ông Long, thế mạnh thứ 3 là Việt Nam có cộng đồng doanh nghiệp ICT, doanh nghiệp công nghệ số đông đảo và đa dạng, với hơn 40 nghìn doanh nghiệp trên khắp cả nước. Các doanh nghiệp này có nhiều thành phần, các tập đoàn lớn dẫn dắt, các start-ups sáng tạo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực ICT.

Thứ tư, Việt Nam đang hoàn thiện các thể chế cho ngành công nghiệp ICT, Chính phủ Việt nam đã ban hành nhiều chính sách và hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho ưu tiên đầu tư và phát triển các sản phẩm, lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào cho nên các khu công nghiệp và công nghệ cao tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sản phẩm vi mạch, bán dẫn được xác định thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư. Hoạt động nghiên cứu, sản xuất vi mạch, bán dẫn là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo pháp luật về đầu tư.

z3873572184824_7bb53b49fed31a03c27fade261f22172

 Ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông cho biết sản phẩm vi mạch, bán dẫn được xác định thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư.

Về chính sách thu hút đầu tư đối với ngành bán dẫn tại Việt Nam, đối với thuế, ông Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết Việt Nam miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo tài sản cố định phục vụ sản xuất; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo cho các dự án đầu tư mới; miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện trong nước chưa sản xuất được.

Cùng với chính sách thuế, Việt Nam có hơn 1 triệu nhân lực đang làm việc tại các nhà máy sản xuất thiết bị phần cứng.

IMG_8230

 Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của ngành công nghiệp bán dẫn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo động lực thúc dẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

"Việt Nam là một thị trường mới nổi trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu và sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Chúng tôi đã thành lập một nhóm gồm hơn 50 đại biểu từ 8 quốc gia để thảo luận nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam và chuỗi cung ứng vi điện tử Đông Nam Á", bà Linda Tan, Chủ tịch Hiệp hội SEMI Đông Nam Á. 

Ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM cho rằng tại Việt Nam hiện có gần 5.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, trong đó chủ yếu là tập trung tại TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch được thành lập mới và mở rộng quy mô rất nhanh. Tập đoàn Synopsys đánh giá TP.HCM là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch.  

Theo đó, ông Nguyễn Anh Thi cũng khẳng định UBND TP.HCM cam kết tạo các điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn đến tham quan, tìm hiểu, đầu tư, kinh doanh tại TP.HCM.

Định hướng của Bộ thông tin và Truyền thông, các Bộ ngành:

- Xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp Vi mạch bán dẫn Quốc gia để có kế hoạch phát triển, lộ trình phù hợp, giúp phát huy hiệu quả mọi nguồn lực.

- Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển trung tâm đào tạo nhân lực vi mạch tiếp cận theo hướng chuyên sâu phù hợp với nhu cầu thực thế của doanh nghiệp.

- Chương trình kết nối đội ngũ trí thức Việt Nam, chuyên gia đầu ngành chip trên thế giới với các trường đào tạo, doanh nghiệp vi mạch trong nước để hợp tác kinh doanh, tiếp thu kiến thức, công nghệ chuyên sâu trong lĩnh vực vi mạch.

- Đầu tư, xây dựng các phòng thí nghiệm, hệ thống mô phỏng thiết kế vi mạch dùng chung để khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, startup trong lĩnh vực vi mạch.

- Xác định thị trường đặc thù phù hợp với Việt Nam, phù hợp với các đối tác trong ASEAN.

- Củng cố lợi thế về hội nhập quốc tế, tham gia sâu rộng vào các thỏa thuận thương mại quốc tế và các sáng kiến mới, ví dụ như sáng kiến hợp tác Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu (GPII),...

Võ Liên

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 9 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.