SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 16/05/2024
  • Click để copy

Kỳ 2: Con đường Y học thể thao Việt Nam hoà nhập mạng lưới y tế quốc gia và hội nhập Y học thể thao thế giới

11:13, 03/08/2023
(SHTT) - Dân tộc Việt Nam đã sử dụng YHDT thực hiện nhiệm vụ của YHTT hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, không có hệ thống thiết chế quản lý, lý luận, phương pháp, biện pháp khoa học đầy đủ để nghiên cứu, phát triển các kinh nghiệm của YHDT để thực hiện các nhiệm vụ của YHTT.

Pv: Y học thể thao có tại Việt Nam từ khi nào?

PGs.Ts.Bs. Võ Tường Kha:

Từ hàng ngàn năm nay, các thầy thuốc dân gian, y học dân tộc (YHDT) đã sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp khám, chữa bệnh cho người tập luyện, thi đấu TDTT như phương pháp không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền...) để tăng cường thế lực, thể chất; phương pháp dùng thuốc (thuốc nam, thuốc bắc) để chữa chấn thương, bồi bổ cở thể, nâng cao thể lực và phục hồi thể lực, giải độc. Như vậy, dân tộc Việt Nam đã sử dụng YHDT thực hiện nhiệm vụ của YHTT hàng ngàn năm qua.  Tuy nhiên, không có hệ thống thiết chế quản lý, lý luận, phương pháp, biện pháp khoa học đầy đủ để nghiên cứu, phát triển các kinh nghiệm của YHDT để thực hiện các nhiệm vụ của YHTT.

thuc-trang-y-hoc1Bệnh viện thể thao Việt Nam - hàng đầu và đầy đủ nhiệm vụ về YHTT

YHTT du nhập vào Việt Nam những năm 1980 của thế kỷ XX. Tiền thân là Ban y sinh thuộc Viện Khoa học TDTT. Ban y sinh sử dụng hệ thống lý luận, các phương pháp, biện pháp từ các nước phương Tây vào nghiên cứu, ứng dụng công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, thi đấu tdtt. Đến năm 1998, Ban Y sinh phát triển thành Trung tâm YHTT với nhiệm vụ kết hợp YHTT tiên tiến với y học nước Việt Nam, đặc biệt đưa y học cổ truyền khám, chữa bệnh cho VĐV và người tập luyện tdtt, nghiên cứu, ứng dụng vào công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, thi đấu TDTT. Đến năm 2003, bệnh viện Thể thao Việt Nam được xây dựng và sử dụng một phần vào phục vụ công tác y tế cho SEA Games 22 năm 2003 tại Việt Nam. Đến năm 2007, bệnh viện Thể thao Việt Nam hoạt động đầy đủ như bệnh viện đa khoa hạng II với định hướng mũi nhọn “Cơ –xương- khớp và y học thể thao”.

Pv: Hệ thống mạng lưới YHTT Việt Nam hiện nay hoạt động như thế nào?

PGs.Ts.Bs. Võ Tường Kha:

Việt Nam chưa có hệ thống YHTT về mặt pháp lý, nhưng thực tế có nhiều đơn vị, tổ chức có triển khai ít nhiều trong số các nhiệm vụ YHTT.

Tại các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia (HLTTQG) có các phòng Khoa học và YHTT của các Trung tâm HLTTQG này (tại thành phố Hà Nội, tại thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Đà Nẵng và tại thành phố Cần Thơ) đã được thành lập. Tuy nhiên, Các phòng Khoa học và YHTT của các Trung tâm HLTTQG tham gia khiêm tốn trong tư vấn, khám, chữa bệnh ban đầu – chuyển tuyến cho VĐV, huấn luyện viên (HLV) các đội tuyển, nhưng đều không có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Các Phòng khoa học và YHTT vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và tính pháp lý của độ ngũ nhân lực y tế, trang thiết, hệ thống y tế theo quy định của Bộ Y tế. Một số nhiệm vụ về YHTT cũng được các phòng Khoa học và YHTT phối hợp, tham gia, tổ chức triển khai, nhưng không có hoặc không đầy đủ hệ thống, thiết chế và hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai chức năng YHTT như tuyển chọn VĐV, HLV; kiểm tra sức khỏe VĐV, HLV; đánh giá trình độ luyện tập VĐV, HLV; Nghiên cứu khoa học YHTT; Công tác y tế đội tuyển; Dinh dưỡng thể thao và kiểm soát Doping....

Tại các Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo (HLĐT) TDTT của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) của các tỉnh, thành: các Bộ phận y tế được thành lập trong các Trung tâm này. Các bộ phận y tế này cũng chỉ tham gia, phối hợp với Phòng Quản trị - Kinh doanh thực hiện một số nhiệm vụ nhỏ lẻ, thời vụ về YHTT như tuyên truyền chế độ, chính sách YHTT; tư vấn, khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến trên choVĐV, HLV; tham gia y tế các Giải thể thao; Khám sức khỏe VĐV, HLV; Đánh giá trình độ luyện tập VĐV, HLV; Nghiên cứu khoa học YHTT; dinh dưỡng thể thao và phòng chống Doping.

thuc-trang-2

Phòng khoa học và y học thể thao, trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hồ Chí Minh

Tại một số bệnh viện công và tư: sự ra đời của các Trung tâm YHTT hoặc các Khoa YHTT của một số bệnh viện trong toàn quốc như bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Quân y 175, bệnh viện Quân y 108, bệnh viện Tâm Anh, bệnh viện Vinmec...Tuy nhiên, các Trung tâm YHTT, các khoa YHTT này chỉ mới dừng lại ở mục đích sử dung kỹ thuật khám, chữa bệnh theo danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế phê duyệt để khám, chữa bệnh cho VĐV và người tập luyện TDTT - được coi là YHTT. Mục đích gắn YHTT vào tên Trung tâm, khoa... nhằm làm phương tiện truyền thông, quảng cáo thương hiệu của các đơn vị y tế này. Các đơn vị y tế này mới chỉ dừng lại chức năng khám, điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phẫu thuật các chấn thương cơ xương khớp cho VĐV, HLV, còn các chức năng, nhiệm vụ khác của YHTT các bệnh viện này chưa đề tổ chức thực hiện.

Các Hội Khoa học TDTT và Hội sinh lý học TDTT có chức năng nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề về khoa học trong YHTT, các vấn đề sinh lý học tập luyện, thi đấu TDTT. Hội YHTT thành phố Hồ Chí Minh (thành lập năm 1998) có chức năng, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật khám, chữa bệnh, phòng tránh chấn thương, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, nội cơ-xương- khớp, ngoại chấn thương chỉnh hình chi thể.

Các Bộ môn y sinh học TDTT của các Trường Cao đẳng, Đại học về TDTT chủ yếu nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm về sinh lý, sinh hóa, sinh cơ TDTT, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng vận động, hồi phục thể lực, dinh dưỡng, kiểm tra, vệ sinh tập luyện TDTT và phòng chống Doping, không đào tạo kỹ thuật khám, chữa bệnh và các nhiệm vụ khác về YHTT.

Pv: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho YHTT vận hành có đáp ứng như cầu không?

PGs.Ts.Bs. Võ Tường Kha:

Để quản lý, chỉ đạo, vận hành công tác YHTT tại Việt Nam, chỉ có Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành là chủ yếu, không có văn bản nào của Bộ Y tế, của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Bộ Nội vụ.

Trong 63 văn bản hiện hành thì chỉ có 01 văn bản của Đảng, 01 văn bản Quốc hội, 08 văn bản Chính phủ, 49 văn bản của Bộ, 04 văn bản của Tổng cục TDTT (nay là Cục TDTT). Về mức độ thủ tục triển khai văn bản chỉ đạo, quản lý thì cấp quản lý trực tiếp Tổng cục TDTT 6,3% và chỉ ban hành cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các đơn vị mà không đi vào chỉ đạo, quản lý công tác YHTT. Các văn bản quản lý, chỉ đạo cấp Bộ chiếm 77,77% tập trung về an toàn tập luyện, thi đấu, tiếp đến là dinh dưỡng, phòng chống Doping, giám định khoa học sức khỏe VĐV, khám, chữa bệnh cho VĐV, HLV, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Hệ thống thiết chế, kim chỉ nam để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ YHTT từ trung ương đến địa phương thì không có văn bản về hệ thống quản lý YHTT, về truyền thông, tuyên truyền về công tác YHTT.

Pv: Đội ngũ nhân lực phục vụ công tác YHTT có đáp ứng yêu cầu hiện nay?

PGs.Ts.Bs. Võ Tường Kha:

Cho đến nay đội ngũ chuyên gia về YHTT ngày càng ít. Từ năm 2004-2010, có 20 bác sỹ chuyên khoa 1 YHTT được Viện khoa học TDTT kết hợp với Học viện Quân y 103 đào tạo, nay chỉ còn vài bác sỹ làm việc. Hiện tại, toàn quốc còn dưới 20 bác sỹ YHTT được đào tạo có bằng cấp từ cấp đại học trở lên. Số đang phục vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho VĐV và người tập luyện TDTT tại các Trung tâm HLTTQG và tại các câu lạc bộ nghiệp dư là từ các nguồn: y sinh cử nhân y sinh YHTT thao do các trường Đại học TDTT, Đại học Sư phạm TDTT đào tạo; do bệnh viện Thể thao Việt Nam đào tạo cấp chứng chỉ; từ các chuyên ngành y khoa khác từ các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học y hoặc thậm chí từ bệnh viện Y học cổ truyền các cấp, bệnh viện Châm cứu trung ương hoặc Hội Đông y; số ít là từ nguồn y sinh YHTT ngoài nước hoặc chuyên gia YHTT của các liên đoàn, hiệp hội thể thao.

thuc-trang-3

Khoa khám, chữa bệnh theo yêu cầu y học thể thao của bệnh viện Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Số cán bộ có chứng chỉ hành nghề (CCHN) y tế chủ yếu là bệnh viện Thể thao Việt Nam có 138, Trung tâm Doping – YHTT có 7, Trung tâm HLTTQG có 8, Viện Khoa học TDTT có 04, số còn lại không có CCHN thì có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp khám, chữa bệnh cho VĐV, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo YHTT.

Còn tiếp (Kỳ 3)!

VKT - Nguyễn Hồng

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ mới đây đã có thông báo về việc kêu gọi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ dự kiến sẽ thực hiện từ năm 2025.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Với hơn 60 năm vững vàng trên con đường phát triển, thế hệ Rạng Đông ngày nay cảm nhận rất rõ thời khắc lịch sử, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 14/5, Alphabet - tập đoàn mẹ của Google - đã vén màn về chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo cho các hoạt động kinh doanh, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cuộc đua AI đang ngày càng nóng lên.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024. Hai nhà khoa học được trao tặng giải thưởng là TS. Nguyễn Thị Kim Thanh và PGS.TS. Trần Mạnh Trí.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Nghiên cứu cho thấy nhiều hệ thống AI tiên tiến đã học được cách lừa dối con người một cách tinh vi. Chúng có thể tạo ra tin giả, video deepfake, thao túng hành vi người dùng trên mạng xã hội. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với xã hội.