SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Đã tìm ra: Người "chữa bệnh" cho hệ thống y tế Mỹ

14:13, 04/12/2017
(SHTT) - Manik Bhat bỏ ngang chương trình đào tạo bác sĩ tại Trường y khoa Johns Hopkins. Nhưng nay, ở tuổi 26, chàng thanh niên này lại đang miệt mài giải quyết những bất ổn trong hệ thống y tế của Mỹ.

Tại các thành phố và cộng đồng ở Mỹ, các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý nhu cầu điều trị của người bệnh, nhất là những người có bảo hiểm Medicare hoặc Medicaid (thường là những người nghèo, người có thu nhập thấp), vì họ không hiểu rõ mức độ nhu cầu này và cũng không có công cụ theo dõi việc tiếp cận dịch vụ của người bệnh.

Theo đó, họ không thể kết nối người bệnh với dịch vụ chăm sóc y tế họ cần và cũng không thể đo lường được hiệu quả dịch vụ chăm sóc đó.

no-luc-sua-chua-2read-only-1512271989390

 Manik (thứ hai từ phải sang) cùng các bạn đồng sáng lập Công ty Healthify 

(Ảnh: PRIMARY VENTURE PARTNERS)

Manik Bhat đã từng nuôi khát vọng trở thành một sinh viên y khoa. Đó không chỉ là mong ước của bản thân anh, mà còn là nguyện vọng của cha mẹ, cũng là những bác sĩ, từng hi sinh rất nhiều để di cư từ vùng Kashmir tới bang Ohio (Mỹ), với mong muốn tạo dựng tương lai cho hai anh em Manik Bhat. Cha mẹ Manik đã làm tất cả để con trai có cơ hội theo đuổi đam mê. Và đáng lẽ Manik sẽ là bác sĩ sau khi tốt nghiệp Trường y Johns Hopkins, một trong những đại học danh giá nhất của Mỹ, nhưng anh quyết định từ bỏ.

Manik đã dành thời gian làm việc tại các trung tâm y tế với nhiệm vụ giúp những người bệnh có thu nhập thấp kết nối với các nguồn tài chính cơ bản trên toàn khu vực Baltimore, nơi có tới gần 1/4 người dân sống dưới chuẩn nghèo, khi còn là sinh viên đang theo học tại Johns Hopkins.

 "Chúng ta đang không giúp đỡ được mọi người ở nhiều cấp độ. Chúng ta đang lệ thuộc vào một cơ sở dữ liệu nghèo nàn, lạc hậu và một hệ thống được điều phối rất kém, và kết quả là chúng ta không thực sự hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng và không thể kết nối mọi người với các dịch vụ phù hợp. Một điều trở nên rất rõ ràng với tôi là mã vùng (zip code) của người ta còn quan trọng hơn cả mã gen của họ", anh sớm nhận ra sự vô nghĩa lạ lùng của công việc này.

Theo quan sát của Manik, tình trạng bất bình đẳng ở Baltimore có nguồn gốc sâu xa từ trong quá khứ, và trong vài năm qua đã tiếp tục nặng nề hơn. Từ khu campus của Đại học Johns Hopkins tới vùng Đông Baltimore nơi Manik làm việc chỉ cách nhau vài dặm, nhưng tuổi thọ trung bình ở hai khu vực cách nhau tới 20 năm. Và một phần nguyên nhân lớn là sự thiếu cơ hội tiếp cận và không được tiếp cận hợp lý các tài nguyên và dịch vụ y tế.

Sau khi chứng kiến lần lượt các gia đình vào viện rồi ra viện mà không nhận được các dịch vụ y tế họ cần. Manik bắt đầu đặt câu hỏi về mục đích trở thành bác sĩ của mình. Hiểu rằng nước Mỹ là một trong những quốc gia có hệ thống y tế tốn kém ngân sách nhất trong những nước phát triển (20% GDP chi cho y tế). Nhưng cách hoạt động thiếu hiệu quả và cả sự bất bình đẳng đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng. Từ đó, Manik bị thôi thúc phải tìm ra một cách thức hiệu quả hơn để giải quyết những khoảng trống vô lý đó.

Manik bỏ học vào năm 2013 và bắt đầu tập trung cho kế hoạch khởi nghiệp nhằm giải quyết những điều không ổn trong hệ thống y tế dành cho cộng đồng người Mỹ có thu nhập thấp. Vốn đam mê công nghệ và kinh doanh, Manik thuyết phục một số bạn bè cùng chung đam mê là các doanh nhân công nghệ Eric Conner, Alex Villa và Daniel Levenson trở thành những người đồng sáng lập của doanh nghiệp xã hội Healthify hoạt động trong lĩnh vực y tế.

Manik thừa nhận bọn họ đã phải trải qua một quá trình học hỏi nếm đủ mùi cay đắng thuở ban đầu khi tất cả đều chưa từng có kinh nghiệm khởi nghiệp, cũng chưa hề có mối quan hệ nào trong ngành y tế. Healthify đã chèo lái qua giai đoạn khó khăn đó với mục tiêu cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người thu nhập thấp. Dù rất khó khăn, nhưng anh không nản lòng..

Thực tế ở Mỹ, những nhu cầu xã hội không được giải quyết không chỉ tác động tới cuộc sống của hơn 70 triệu người mà còn tiêu tốn ước khoảng 85 tỉ USD mỗi năm cho các chi phí chăm sóc sức khỏe bổ sung., thế nên đây chính là cái "ngách" để Healthify có thể can thiệp. Ý tưởng nòng cốt của công ty này là giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có một nền tảng dữ liệu thông tin toàn diện để phát hiện nhu cầu thực sự của cộng đồng, nhất là cộng đồng có thu nhập thấp, từ đó phục vụ tốt hơn và đảm bảo chất lượng hiệu quả của dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho họ.

Hiện Healthify đang hoạt động tại hơn 28 bang, thu hút được nguồn vốn hơn 3 triệu USD thông qua các đối tác đầu tư như Acumen, Primary Venture Partners, Blue Cross Blue Shield Kansas. Với Manik và các cộng sự, cùng với sự phát triển tại doanh nghiệp của họ, sẽ có thêm nhiều người nghèo hơn nữa được hưởng lợi từ dịch vụ y tế và khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội sẽ tiếp tục được thu hẹp theo thời gian. Và tới giờ, Manik cảm thấy mãn nguyện vì anh vẫn có thể thực hiện được sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho mọi người dù không phải trở thành một bác sĩ như cha mẹ anh từng mong ước.

Phương Thùy (t/h)

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 11 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.