SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Chi phí tài chính quá lớn khiến Vidifi trở thành 'con nợ' sau 4 năm vận hành cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

06:40, 20/10/2020
(SHTT) - Là chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhưng ngay từ khi đi vào vận hành, vấn đề thu không đủ bù lãi vay đã khiến Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) - chủ đầu tư dự án rơi vào khó khăn.

Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khởi công từ tháng 5/2008 có tổng mức đầu tư hơn 45.500 tỷ đồng. Toàn tuyến dài 105 km, trong đó 6 km chạy qua Hà Nội, 26 km qua Hưng Yên, 40 km qua Hải Dương và 33 km qua Hải Phòng.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Là tuyến cao tốc hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, nhưng kết quả kinh doanh cao tốc này trong 4 năm qua vẫn không mấy khả quan, khiến nhà đầu tư liên tục thua lỗ chồng chất.

Đây là dự án được huy động vốn bởi Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Bên cạnh cổ đông chính VDB, Vidifi còn có 2 cổ đông thiểu số khác là Vietcombank và Vinaconex.

Chi phí tài chính quá lớn khiến Vidifi trở thành “con nợ”

Sau khi thông xe toàn tuyến từ cuối năm 2015, năm 2016 là năm đầu tiên Vidifi có nguồn thu từ việc thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sau hơn 7 năm đầu tư.

Nhưng mức doanh thu không đủ để bù đắp được chi phí vận hành, lãi vay cũng như khấu hao nên dẫn đến việc Vidifi lỗ 1.757 tỷ đồng trong năm đầu khai thác toàn tuyến.

Tính đến cuối năm 2018, tổng nợ phải trả của Vidifi là hơn 41.180 tỷ đồng - phần lớn là khoản vay dài hạn hơn 35.200 tỷ đồng.

Trong năm 2019, doanh thu Vidifi đã có sự khởi sắc đáng kể khi tăng lên 2.362 tỷ so với mức 1.900 tỷ của 2 năm trước đó nhưng chi phí tài chính quá lớn vẫn khiến công ty lỗ thêm 1.200 tỷ trong năm vừa qua.

Mức lỗ này đã giảm nhiều so với con số 2.200 tỷ của năm 2017 và 1.500 tỷ năm 2018.

Tuy nhiên, sau 4 năm vận hành, tổng lỗ của Vidifi lên tới gần 6.700 đồng, tương đương 12% chi phí đầu tư.

Trong hai năm gần đây, doanh thu đạt khoảng 1.900 tỷ đồng/năm trong khi chỉ riêng chi phí tài chính đã lên đến 2.900 tỷ đồng. Do vậy mà Vidifi đã lỗ lần lượt gần 2.200 tỷ và 1.500 tỷ đồng trong 2 năm vừa qua.

Ngoài ra, Vidifi còn bị âm 2.600 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, khi tổng lỗ lũy kế lên đến 6.300 tỷ đồng, vượt xa so với vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng, sau 4 năm vận hành chính thức.

Vidifi lo phá sản vì gánh nặng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Sự bấp bênh về tài chính đeo đuổi Vidifi trong vai trò là doanh nghiệp dự án của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong suốt nhiều năm qua hiện vẫn chưa có nhiều cải thiện khi các khoản nợ vẫn chưa giải quyết xong, trong khi số tiền phí thu về mỗi ngày thậm chí không đủ để trả lãi các khoản vay.

Ngoài ra, việc không nhận được các khoản hỗ trợ từ Nhà nước cho Dự án BOT cao tốc Hà Nội - Hải Phòng như kế hoạch khiến lãnh đạo Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) như "ngồi trên lửa".

Chỉ tính riêng khoản chi phí giải phóng mặt bằng chưa được cấp đã làm phát sinh tiền lãi của Vidifi đang vay của VDB cho dự án này khoảng 1,1 tỉ đồng/ngày và số tiền lãi (10%/năm) phát sinh lũy kế đến hết năm 2019 là 900 tỉ đồng.

Cho đến thời điểm này, ngoài khoản tiền 4.069 tỷ đồng chi phí mặt bằng đã được Quốc hội bố trí giải ngân, nhưng 2 khoản hỗ trợ còn lại từ khoản vay nước ngoài (300 triệu USD). Chính phủ bảo lãnh cho VDB vay và cho Vidifi vay lại để thực hiện vốn Nhà nước (khoảng 5.200 tỷ đồng), được bố trí từ tiền sử đụng đất, tiền thuê đất từ các khu đô thị, khu công nghiệp hình thành sau khi xây dựng tuyến đường.

Tổng giá tị hơn 11.000 tỷ đồng chưa có hướng xử lý, khiến chủ đầu tư vẫn phải trả nợ phát sinh với lãi xấu 10%/năm. Phát sinh lũy kế đến hết năm 2019 là 900 tỉ đồng. Điều đó khiến Vidifi phải gồng gánh một khoản nợ lớn.

Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến phương án tài chính đề ra trước đó. “Nếu chậm ngày nào, khoản lãi vay này sẽ tiếp tục lãi phát sinh quá hạn định mức và tăng lên vài nghìn tỷ đồng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả, doanh nghiệp hay Nhà nước chịu? Nếu các khoản hỗ trợ của Nhà nước không nhanh chóng được cấp, sẽ dẫn đến hệ lụy phá vỡ phương án tài chính của dự án, doanh nghiệp dự án phá sản,” đại diện lãnh đạo VIDIFI bày tỏ sự lo lắng.

Lãnh đạo Vidifi còn tỏ vẻ lo ngại, nếu như không trả được các khoản nợ vay nước ngoài đến hạn được Chính phủ bảo lãnh. Đại diện VIDIFI cho rằng sẽ ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ đối với các nhà tài trợ vốn nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín, môi trường đầu tư tại Việt Nam, (dự án đã được sáu định chế tài chính và ngân hàng quốc tế cho vay gồm Keximbank, Kfw, Citi Bank Japan, Sumitomo Mitsui Banking, MUFG Bank, Sumitomo Trust & Banking).

Để hoàn vốn cho dự án này, Vidifi thu phí trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 5 cũ cũng như đầu tư một số dự án bất động sản nằm dọc cao tốc.

Ngoài các khoản hỗ trợ vẫn chưa được kích hoạt, mức phí sử dụng đường bộ tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 5 bị bó cứng trong suốt thời gian qua cũng khiến phương án tài chính của Dự án có nguy cơ không đạt như kỳ vọng.

Loạt dự án hạ tầng giao thông gặp khó khăn, cần Nhà nước hỗ trợ

Dự án cầu Việt Trì: Dự án cầu Việt Trì đưa vào thu phí từ tháng 4/2019 nhưng đến nay so với phương án tài chính ban đầu thì doanh thu chỉ đạt 20-30%. Mức doanh thu này không đủ để nhà đầu tư duy trì hoạt động và chỉ đủ trả lãi vay. Vì vậy đã có đề xuất Nhà nước mua lại một phần để hỗ trợ dự án vì hiện nay nhà đầu tư rất bế tắc.

Dự án Cầu Bạch Đằng – Quảng Ninh: Dự án BOT hơn 7.000 tỷ đồng, doanh thu chỉ đạt 30% phương án tài chính so với phương án ban đầu. Doanh nghiệp đầu tư không trả được lãi vay, nhưng mọi kiến nghị tháo gỡ khóa khăn đến nay vẫn chưa được xử lý dù nguy cơ vỡ phương án tài chính là rất lớn.

 Dự án BOT Quốc lộ 1 qua Bình Thuận: Dự án này phải tăng phí 2 lần, song đến nay vẫn chưa được tăng. Nếu không tăng chi phí, Dự án sẽ kéo dài thời gian thu phí dến 40 năm, ảnh hưởng đến phương án tài chính.

 Dự án đường tránh phía Tây Thanh Hóa: Trạm BOT Bỉm Sơn cũng được cho là đặt nhầm chỗ và chưa thể thu vé, chủ đầu tư đề nghị Nhà nước hoàn kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng.... 

Hà Lê (t/h)

Tin khác

Kinh tế 12 giờ trước
(SHTT) - Lãi suất ưu đãi chỉ từ 0,5%/tháng, không phải đến ngân hàng làm thủ tục, phê duyệt online giải ngân nhanh trong ngày là những ưu điểm nổi bật của sản phẩm vay mua ô tô được VPBank triển khai qua ứng dụng Race App của ngân hàng.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Ford cho biết quý đầu năm 2024, họ bán được 10.000 xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.