Việt Nam có khoảng 17 triệu người sở hữu tài sản mã hóa, đứng thứ 7 thế giới
Dòng vốn Blockchain đổ vào Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Theo Chainalysis, Việt Nam hiện nằm trong top 3 toàn cầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa. Trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023, dòng tiền mã hóa và tài sản ảo chảy vào Việt Nam đạt 120 tỷ USD, tăng 20% so với mức 100 tỷ USD của giai đoạn 2021-2022.

Mặc dù sở hữu tiềm năng lớn, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc triển khai token hóa tài sản thực, trong đó rào cản lớn nhất là khung pháp lý chưa hoàn thiện. Hiện nay, các quy định liên quan đến tài sản số tại Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai các dự án số hóa tài sản. Đồng thời, việc thiếu cơ chế bảo vệ nhà đầu tư cũng là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.
Để khắc phục những hạn chế này, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên phong như Singapore và Thụy Sĩ. Singapore đã ban hành nhiều quy định cụ thể về tài sản số, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính tham gia vào quá trình token hóa trong khi vẫn tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn pháp lý. Trong khi đó, Thụy Sĩ đã phát triển mô hình “thung lũng crypto” tại Zug, xây dựng một hệ sinh thái tài sản số minh bạch với sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp.
Trên thực tế, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và bắt kịp xu thế toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng báo cáo để ban hành một nghị quyết cho phép thí điểm vận hành sàn giao dịch tiền ảo.
Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam có một môi trường hợp pháp để giao dịch, đầu tư và mua bán tài sản số.
TH
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
