SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Cây sưa trắng trồng trên đường phố Hà Nội có độc hại?

16:00, 18/05/2017
(SHTT) - Sưa trắng còn gọi là thàn mát, có tên khoa học Millettia ichtyochtona Drake, thường mọc ven suối vùng Đông và Tây Bắc Việt Nam, cây có hoa màu trắng rất đẹp mắt.
sua

Cây sưa trắng trồng trên đường phố Hà Nội có độc hại?

Trước đó, tại hội thảo  thân thiện với môi trường Thủ đô tổ chức ngày 9/5, một số nhà khoa học đề nghị kiểm soát, loại bỏ sưa trắng, không nên trồng ở trường học hoặc công viên. Bởi những khu vực này thường có đông người qua lại, nhất là các em nhỏ, tránh trường hợp xảy ra hiện tượng ngộ độc nhiều học sinh, như ở Hà Tĩnh và Nghệ An với cây vông đồng (ngô đồng).

Được biết, trên nhiều các tuyến phố cũng như công viên ở Hà Nội, ngoài cây sưa đỏ còn xuất hiện nhiều cây sưa trắng được trồng để làm bóng mát. Sưa trắng còn gọi là thàn mát, có tên khoa học Millettia ichtyochtona Drake, thường mọc ven suối vùng Đông và Tây Bắc Việt Nam, cây có hoa màu trắng rất đẹp mắt.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định, hạt và vỏ cây có chứa chất độc. Trước đây ở vùng cao người dân sử dụng hạt cây giã nhỏ, rải trên sông suối làm cá say thuốc rồi bắt. Còn nhựa cây nếu không may dính vào mắt có thể gây mù.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi, trong hạt của thàn mát có chứa 38-40% dầu. Ngoài ra hạt còn chứa các chất độc với cá như rotenon, sapotoxin... Cá rất nhạy cảm với rotenon nên chỉ dung dịch 75 mg trong 100 lít nước ở nhiệt độ 23 độ C đủ giết cá vàng trong 2 giờ. 

Đối với người, rotenon uống vào không gây triệu chứng ngộ độc, nhưng với người tán bột thuốc có thể gây chảy máu, hắt hơi và buồn nôn.

Năm 1960, Học viện Nông Lâm đã thí nghiệm giã nhỏ hạt thàn mát rồi ngâm với nước lã trong 4-12 tiếng, sau đó pha loãng với nồng độ khác nhau, phun lên cây. Kết quả, hạt cây có thể dùng làm thuốc trừ sâu hại ngô, sâu keo. 

Trước những thông tin của một số nhà khoa học đề xuất chặt hạ cây sưa trắng trên đường phố Hà Nội vì lo ngại cây có độc, hạt và vỏ cây có chứa chất độc, nhựa cây nếu không may dính vào mắt có thể gây mù được dư luận quan tâm.

Nhằm cung cấp thông tin chính xác, toàn diện quanh sự việc này, PV báo Người Đưa Tin đã trao đổi với GS. Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam. Ngay khi PV đề cập, GS. Nguyễn Lân Dũng đã khẳng định đây là đề xuất hết sức vô lý.

Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, cây sưa trắng không độc đến mức phải chặt bỏ. “Không ai chứng minh được cây này có độc. Cây này cũng không độc đến mức phải chặt bỏ”, GS. Nguyễn Lân Dũng đề cập.

GS. Nguyễn Lân Dũng nêu quan điểm, Hà Nội đang tích cực trồng cây nên việc chặt cây là không nên.

PV (t/h)

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 9 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.