Tư vấn cách ghi ngày sản xuất trên nhãn mác hàng hóa

Câu hỏi: Nhà em tự sản xuất bánh phồng tôm bán ngày tết. Trong nhãn mác em in sẵn trước có ghi đầy đủ hết các thông tin nhưng chỗ ngày sản xuất em muốn để trống và ghi viết tay sau có được không ạ? Ghi như thế nào hợp lệ hay phải in bằng máy móc? Em cảm ơn.

Trả lời: 

1. Cơ sở pháp lý: 

Nghị định 89/2006/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:Hàng hoá phải ghi nhãn gồm có: Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn gồm:

a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

 Tư vấn cách ghi ngày sản xuất trên nhãn mác hàng hóa

4. Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.

Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn mác hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm gồm có:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Trong đó, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản như sau:

1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản hàng hoá được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.

Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.

Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.

2. Trường hợp hàng hoá bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất và hạn bảo quản theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này mà nhãn hàng hoá đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng, hạn bảo quản được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất.

3. Hàng hoá có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Phụ lục II Nghị định này.

Như vậy pháp luật không quy định bắt buộc mặt hàng gia đình bạn sản xuất cần ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng phải in bằng máy móc, do đó bạn có thể để trống và viết tay sau đối với sản phẩm cảu gia đình mình tuy nhien trên thực tiễn bạn cũng cần phải đảm bảo phương thức ghi nhận sao cho không bị nhòe, ố... và việc nghi bằng tay trên thực tế rất ít các cơ sở sản xuất lựa chọn bởi lẽ chi phí in ấn cũng khá rẻ và việc viết tay có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của bạn.

Theo luatminhkhue