SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Tập huấn về :“Kỹ năng khai thác thông tin và thủ tục đăng ký sáng chế”

21:03, 19/10/2021
(SHTT) - Ngày 16/10/2021, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia TECHFEST Việt Nam 2021, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo (ĐMST) đã tổ chức buổi tập huấn số 3: “Kỹ năng khai thác thông tin và thủ tục đăng ký sáng chế”.

Buổi tập huấn nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng về khai thác thông tin sáng chế và các quy định pháp luật về đăng ký sáng chế.

Tham dự buổi tập huấn có sự hiện diện của: GS.TS. Trần Quốc Thắng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KHCN), Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam; Ông Trần Giang Khuê, Trưởng làng; Ông Hoàng Đức Thảo - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ Việt Nam Busadco - Đồng Trưởng Làng, cùng hơn 200 quý đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà sáng chế, các nhà khoa học.

1. Tran Quoc Thang

 Giáo sư Trần Quốc Thắng, Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam

Phát biểu khai mạc tại buổi tập huấn, GS.TS. Trần Quốc Thắng - Nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam, đã khẳng định vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) trong việc phát triển KHCN và kinh tế - xã hội. Các tài sản trí tuệ (TSTT) chính là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và xa hơn nữa là tạo động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, có rất nhiều bài học đáng tiếc về việc “mất bò mới lo làm chuồng”, tức là quên mất việc đăng ký xác lập quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ này dẫn đến bị người khác chiếm dụng, đăng ký ở trong nước và ngoài nước; hoặc trở thành tài sản chung của cộng đồng…

9

 

Ngoài ra việc khai thác thông tin sáng chế, công nghệ để phục vụ nghiên cứu tránh trùng lặp, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh cũng rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức, kinh tế số. Chính vì vậy, việc cung cấp thông tin, kiến thức kỹ năng và nâng cao năng lực cho các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý các tài sản trí tuệ của các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các nhà sáng chế rất cần được sự quan tâm.

“Việc tra cứu thông tin sáng chế ngày nay còn gặp nhiều bất cập, do đó cần phải mở rộng và phát triển mạng lưới SHTT của các doanh nghiệp và các nhà sáng chế, khai thác sáng chế một cách hiệu quả và đưa vào sản xuất là một vấn đề còn khá khó khăn.Chúng ta cần phải có sự đoàn kết,hợp tác của nhiều tập thể và đây cũng là định hướng phát triển sắp tới trong tương lai” – ông Thắng chia sẻ.

2. Le Thanh Tam

 Bà Lê Thị Thanh Tâm, Trưởng Ban đào tạo, tập huấn, hội thảo – Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Tại Khóa tập huấn này, Bà Lê Thị Thanh Tâm, Trưởng Ban đào tạo, tập huấn, hội thảo cho biết: “Trong bối cảnh Hội nhập và toàn cầu hóa với nền kinh tế phẳng và sự phát triển như vũ bảo về KHCN, đã dần hình thành nên nền kinh tế tri thức phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và mô hình chuyển đổi số,thì sự cạnh tranh diễn ra chủ yếu là hàm lượng trí tuệ thông qua giải pháp công nghệ dữ liệu thông tin, bí quyết kỹ thuật, nguồn nhân lực, bí mật kinh doanh, chiến lược – kế hoạch kinh doanh và các TSTT khác chứa trong mỗi sản phẩm trí tuệ, tạo ra từ hoạt động ĐMST. Sở hữu các văn bằng độc quyền sáng chế là một trong những khía cạnh then chốt, là một trong những tiêu chí quan trọng đối với cá nhân nhà khoa học, cũng như cơ sở giáo dục đại học nơi mà thực hiện hoạt động đào tạonghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Với tư cách là nơi sáng tạo ra tri thức mới chủ yếu - là thước đo năng lực nghiên cứu và khả năng hội nhập của các nhà khoa học, giúp nắm bắt được những hướng nghiên cứu đương đại góp phần vào việc phát triển chung của nhân loại. Các chuyên gia của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO – World Intellectual Property Organization) đã đưa ra nhận định rằng: SHTT là một công cụ có khả năng phát triển kinh tế và tạo ra của cải chưa được sử dụng với hiệu quả tối ưu tại tất cả các nước, đặc biệt là trong thế giới đang phát triển (Kamil Idris, 2005).

3. Hoang Duc Thao

 Ông Hoàng Đức Thảo – Tổng giám đốc Công ty CP Khoa học Công nghệ Việt Nam (BUSADCO), Đồng trưởng làng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo

Về phía mình, ông Hoàng Đức Thảo – Tổng giám đốc Công ty CP Khoa học Công nghệ Việt Nam (BUSADCO), Đồng trưởng làng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo - cũng cho rằng: kỹ năng khai thác thông tin và thủ tục xác lập quyền Sáng chế là những công việc mà những nhà sáng chế phải thường xuyên thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình. Ngoài ra, ông cũng đã chia sẻ các thành tựu mà công ty CP Khoa học Công nghệ VN (BUSADCO) đã đạt được trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và lĩnh vực sáng chế nói riêng, từ đó khuyến khích các nhà sáng chế luôn phải tìm tòi, đổi mới sáng tạo và phát triển đam mê, nhằm từ đó bảo vệ tài sản trí tuệ của chính mình, đem lại giá trị lợi ích cộng đồng.

Cần phải biết “Đứng trên vai người khổng lồ thông qua sáng chế”

Đến tham dự chương trình, Diễn giả - Luật sư Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Hãng luật VUGIA&PARTNER đã có bài tham luận rất sâu sắc và chi tiết về việc xác lập quyền sáng chế của các cá nhân và tổ chức. Diễn giả cho rằng, sáng chế là các giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng một sản phẩm hay một quy trình, nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy định tự nhiên. Theo ông, sáng chế phải có tính mới, trình độ sáng tạo và phải được áp dụng vào công nghiệp, trong đó tính mới và tính sáng tạo chính là một phần cốt yếu để tạo nên sáng chế. Ngoài ra, Luật sư Vũ Mạnh Hùng còn thể hiện các quy trình để xác lập quyền sáng chế bằng các sơ đồ tư duy để dễ dàng truyền tải đến các nhà sáng chế tham gia tập huấn, từ đó giúp nhà sáng chế tiếp cận gần hơn đến việc đăng kí cho mình một sáng chế độc đáo riêng biệt.

4. Vu manh Hung

Diễn giả - Luật sư Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Hãng luật VUGIA&PARTNER 

Đặc biệt ông cho rằng: “Chúng ta hay nghe những câu nói như, đón đầu công nghệ đi tắt công nghệ hay đứng trên vai người khổng lồ, thế nhưng trên thực tế chỉ có cách đi lên bằng tài sản trí tuệ, và tài sản trí tuệ đó trong công nghệ chỉ có thể là sáng chế, từ đó ta có thể tạo ra tài sản cá nhân và doanh nghiệp, thậm chí là tạo ra nguồn lực cho quốc gia”.

“Tra cứu sáng chế hay nghệ thuật phòng ngừa rủi ro trong đầu tư công nghệ”

Trong chuyên đề 2, bài tham luận của Diễn giả Đoàn Thu Trang - Trưởng đại diện của Questel tại Việt Nam với chủ đề Kỹ năng tra cứu thông tin sáng chế đã cho năm bước tiến hành tra cứu, bao gồm: Phân loại tra cứu, phương pháp tra cứu, nguồn thông tin tra cứu, phương tiện để thực hiện tra cứu và thẩm định tra cứu sáng chế chất lượng và cuối cùng là thực hành tra cứu.

Diễn giả nhận định rằng, việc phân loại tra cứu là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình tra cứu sáng chế, đặc biệt hơn bà gọi đó là “nghệ thuật phòng ngừa rủi ro trong đầu tư công nghệ”. Bên cạnh đó, để có thêm nguồn tư liệu cho các nhà sáng chế trong quá trình sáng chế, diễn giả cũng đã chia sẻ một số website trong và ngoài nước để phục vụ cho việc tra cứu, ưu và nhược điểm của mỗi loại website cũng là một kiến thức rất bổ ích và phục vụ rất nhiều trong quá trình sáng chế của các cá nhân và tổ chức.

5. Doan Thu Trang

 Diễn giả Đoàn Thu Trang - Trưởng đại diện của Questel tại Việt Nam

Buổi Tập huấn với sự tham gia đầy nhiệt tình và sôi nổi với gần 200 bao gồm các quý vị khách quý, quí vị học viên đến từ các cơ quan, ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà sáng chế đã gợi mở lên rất nhiều tri thức trong việc khai thác thông tin và xác lập quyền sáng chế - vấn đề quan tâm đặc biệt của các nhà sáng chế trong quá trình tìm tòi sáng tạo.

7

 

Tại buổi tập huấn, các khách mời cũng đã nêu lên các suy nghĩ cá nhân, trăn trở và đã được giải đáp từ các diễn giả, những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, từ đó mở ra được những hy vọng cho việc phát triển sáng chế nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung cho xã hội ngày nay./.

Minh Tuệ

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.