Vì sao doanh nghiệp và cả cộng đồng phải đổi mới sáng tạo?
Nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), hưởng ứng Ngày hội khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam tổ chức lớp tập huấn thứ 4 với chủ đề: “Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh”.
Buổi tập huấn có sự tham gia của TS. Bùi Văn Quyền – Phó Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam; ông Lê Toàn Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia; ông Lê Vũ Tiến - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ KH&CN, Đồng Trưởng làng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST cùng gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà sáng chế...
Trước sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 cùng việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hoá, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân người tiêu dùng, buộc doanh nghiệp và cả cộng đồng xã hội đều cần phải đổi mới sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân. Chính vì vậy, các kiến thức và kỹ năng về đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh nói chung và hoạt động khởi nghiệp nói riêng càng trở nên quan trọng.
Phát biểu khai mạc, TS. Bùi Văn Quyền đã nhận xét và đánh giá tốt về các buổi tập huấn được tổ chức vừa qua. Buổi tập huấn thứ 4 này thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác. Trong mỗi quốc gia, đổi mới sáng tạo luôn được coi là nguồn động lực hết sức quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội. Và các mô hình chuyển đổi sản xuất kinh doanh cũng cần được liên tục đổi mới sáng tạo giúp các doanh nghiệp quản lý và hoạt động tốt hơn.
Ông Lê Toàn Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã chia sẻ đôi nét về Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia trực thuộc Bộ KH&CN với nhiệm vụ chiến lược là hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST công nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua nhiều hình thức đào tạo, hội thảo, tổ chức các sự kiện, hỗ trợ khởi nghiệp, các hoạt động kết nối, các công nghệ chuyển giao,… và quan trọng nhất là cầu nối chất lượng cao các mạng lưới của các nhà khởi nghiệp và chuỗi tập huấn Techfest này cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ KH&CN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.
Trong cuộc sống phát triển kinh tế xã hội ngày nay các nghiên cứu, các sáng chế luôn được xem sáng tạo cực kỳ quan trọng góp phần làm giàu kho tàng trí thức của quốc gia đem lại năng suất cao hơn đáp ứng nhu cầu của con người. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nguồn lực phát triển đất nước. Đặc biệt là sở hữu công nghiệp có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá tổ chức, đơn vị, kinh doanh cho thấy SHTT chiếm vai trò ngày càng quan trọng thúc đẩy sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy hàng tiêu dùng nhận biết và so sánh kết quả, chất lượng, xuất xứ hàng hoá và … Quyền SHTT giúp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại hiệu quả hơn.
Ông Lê Vũ Tiến - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ KH&CN, Đồng Trưởng làng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST giới thiệu cuộc thi Giới thiệu Cuộc thi “Thương mại hóa Sáng chế và Vinh danh Ngôi sao Sáng chế IPSTAR 2021”nhằm khuyến khích các giải pháp thương mại hiệu quả và tôn vinh các tác giả các chủ sở hữu có nhiều bằng sáng chế nhất với mục tiêu tạo động lực cho các đội ngũ sáng tạo cống hiến ngày càng nhiều tri thức mới cho xã hội thông qua cuộc thi và trao giải
Bà Đặng Mỹ Châu – Cố vấn Chiến lược NATEC thuộc Bộ KH&CN, với chuyên đề “Thúc đẩy hoạt động ĐMST” đã có những chia sẻ khái quát về các hoạt động thúc đẩy ĐMST ở Việt Nam; hệ thống ĐMST quốc gia; một số phân tích về chỉ số đổi ĐMST toàn cầu của Việt Nam năm 2021; tương lai hệ sinh thái ĐMST và một số quỹ đầu tư ĐMST trong các hoạt động công nghệ năm 2020 và năm 2021. Chịu sự tác động của dịch Covid-19, Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2021, xếp hạng thứ 44 và đứng trong nhóm 4 quốc gia xuất sắc bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc là một nổ lực rất lớn.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải khắc phục và cải tiến trong thời gian sắp tới với các chỉ số cơ sở hạ tầng và nguồn lực nghiên cứu. Việc phát triển nghiên cứu chúng ta vẫn còn gặp nhiều giới hạn, sự đào tạo chuyên sâu trong quá trình nghiên cứu & phát triển, hội nhập nghiên cứu triển khai, do đó cần sự hỗ trợ từ cộng đồng, chính phủ và các viện trường giúp cho hoạt động này, mở rộng tính sáng tạo giúp nâng tầm các viện trường giúp hội nhập nhanh với thế giới.
Ông Trần Anh Tuấn – Nguyên Giám đốc đào tạo BNI, với chuyên đề “Mô hình kinh doanh, marketing phù hợp” có những chia sẻ từ đợt ảnh hưởng của dịch vừa qua như cuộc kiểm tra sức khoẻ của doanh nghiệp, thách thức các doanh nghiệp hiện hữu và khởi nghiệp, vấn đề này không chỉ dừng lại ở thay đổi mô hình kinh doanh mà còn là vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp. Nó không dừng lại đơn giản ở việc tạo ra sản phẩm mà vấn đề cần quan tâm hiện tại là mô hình kinh doanh phù hợp. Từ những tập đoàn thành công chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm trong mô hình kinh doanh và áp dụng không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn áp dụng cho các tổ chức, cơ quan chính phủ trường đại học , viện nghiên cứu. Những tư duy về mô hình kinh doanh giúp thiết kế hệ thống phù hợp trong mùa dịch này tăng lợi thế kinh doanh, thu được các nhà đầu tư và khách hàng có thể mở rộng quy mô lớn hơn tạo ra nhiều nguồn lợi hơn.
Theo bà Lê thị Thanh Tâm - Trưởng Ban đào tạo tập huấn hội thảo, trước bối cảnh đại dịch COVID-19, diễn biến phức tạp và có nhiều tác động khó lường, ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, Việt Nam đã kịp thời đưa vào ứng phó với đại dịch COVID-19, những nghiên cứu thành công như bộ kit xét nghiệm do Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo sản xuất, robot tự hành hỗ trợ chăm sóc y tế, máy tạo oxy dòng cao; nghiên cứu vaccine Nanocovax, một bài thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19. cũng phần nào thể hiện trong chỉ số sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2021.
Có thể thấy, đại dịch đã thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý, Xu hướng tiêu dùng hiện đại làm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình mới. Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19, tính tiện lợi từ việc giao-đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng không tiếp xúc gia tăng mạnh. Yếu tố “tiện” đã trở thành một trong những tiêu chí tiêu dùng trong bối cảnh “bình thường mới” hiện nay.
Ngoài ra do Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nặng nề dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng yếu tố tiêu dùng xanh, được đặc biệt quan tâm. Điều đó không chỉ tác động môi trường còn ảnh hưởng cả đến giá cả hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, người tiêu dùng quan tâm hơn về môi trường với tư duy khôi phục hệ sinh thái, vừa góp phần giảm giá cả hàng hóa vừa làm cho mọi người sống khỏe hơn, sống lâu hơn. Thay đổi mô hình kinh doanh là để thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới. Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ, là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới.
Các diễn giả đã mang lại nhiều thông tin bổ ích về hoạt động ĐMST và thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp giúp chúng ta có thể vượt qua và tồn tại với tình trạng “bình thường mới” khôi phục nền kinh tế trong thời gian tới./.
Lê Thị Thanh Tâm – Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST