Ủy quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

Câu hỏi: Gần đây chúng tôi phát hiện một doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa làm giả nhãn hiệu hàng hóa của chúng tôi, dẫn đến doanh thu trong quý 1 sụt giảm mạnh. Vậy tôi muốn hỏi quy định ủy quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như thế nào?

Trả lời:

Theo quy đinh tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì giấy uỷ quyền sử dụng trong thủ tục nộp đơn đăng ký SHCN đáp ứng quy định tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ cũng có thể sử dụng trong thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu giấy uỷ quyền đó đang có hiệu lực giữa các bên và phạm vi uỷ quyền bao gồm công việc bảo vệ quyền SHCN liên quan.Trong trường hợp giấy uỷ quyền đã nộp và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận là hợp lệ trong thủ tục nộp đơn đăng ký SHCN thì cũng được coi là hợp lệ trong thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm tại cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền SHCN, với điều kiện giấy uỷ quyền đó chưa bị các bên tuyên bố chấm dứt hiệu lực, trong đó ghi đúng tên và địa chỉ của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyên, nội dung uỷ quyền gồm việc thực hiện các thủ tụ để bảo vệ quyền SHCN đang được bảo hộ tại Việt Nam.

 

Theo luật Thái An