Crack phần mềm có vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi: Hiện nay, tôi thấy có rất nhiều người có cung cấp dịch vụ cài Win và các phần mềm máy tính cho khách hàng. Nhưng theo tôi biết thì đa số những phần mềm đó đều đã được “crack” hay nói cách khác là phần mềm lậu. Tôi xin hỏi hành vi của những người đó có vi phạm pháp luật hay không?

Trả lời:

Đúng như bạn đã nói, đùng phần mềm bất hợp pháp hay “crack” có thể đem lại lợi ích trước mắt cho người sử dụng nhưng mặt trái của crack ẩn chứa nhiều nguy cơ. Crack không chỉ tác động xấu đến độ ổn định của hệ thống mà còn tiềm ẩn các nguy cơ đánh mất thông tin quan trọng cùng những phiền phức do các chương trình phá hoại ẩn gây ra và đặc biệt hơn cả là tác động rất xấu đến ý thức người dùng. Không những vậy, hành vi trên còn là hành vi vi phạm pháp luật vì các chương trình máy tính là một trong những đối tượng nằm trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Cụ thể, “crack” là một hành động can thiệp nhằm vô hiệu hoá tính năng bảo vệ bản quyền của nhà sản xuất. Do đó, hành vi trên là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại khoản 12 Điều 28 – Luật Sở hữu trí tuệ như sau: “Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình”.

 

Điều 211 – Luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính như sau:1) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;2) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;3) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;4) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó.Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.Tuy nhiên, nếu cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự (Điều 212 – Luật Sở hữu trí tuệ).

Đối chiếu với Điều 170a – Bộ luật Hình sự quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau thì người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại:Bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:1) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;2) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:1) Có tổ chức;2) Phạm tội nhiều lần.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ, tính chất và quy mô của hoạt động mà những người vi phạm mà họ có thể bị xử lý bằng các hình thức khác nhau như xử lý hành chính nếu hành vi vi phạm chưa tới quy mô thương mại, nhưng nếu hành vi đã đặt tới quy mô thương mại nhằm chuộc lợi bất chính thì những người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo Luật Thái An