Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ khi bỏ một số đặc điểm tạo dáng

Câu hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã khoảng 5 tháng, tới đây chúng tôi muốn bỏ đi một số đặc điểm tạo dáng kiểu dáng công nghiệp của chúng tôi. Vậy trong trường hợp này chúng tôi có thể gửi yêu cầu đến Cục về việc thu hẹp phạm vi bảo hộ không?

Trả lời:

Căn cứ tại Điểm 20.1.b Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định các nội dung yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ như sau:

“+ Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ và sửa đổi bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

 Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ khi bỏ một số đặc điểm tạo dáng

Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 97 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể gồm một trong các nội dung sau đây:

+ Yêu cầu sửa đổi một số chi tiết nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

+ Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hoá, dịch vụ hoặc nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không thay đổi mẫu nhãn hiệu;

+ Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số điểm độc lập hoặc phụ thuộc thuộc phạm vi (yêu cầu) bảo hộ ghi trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích;

+ Yêu cầu loại bỏ một hoặc một số phương án kiểu dáng công nghiệp, một hoặc một số sản phẩm trong bộ sản phẩm ghi trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; yêu cầu loại bỏ một hoặc một số đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp.”

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cần loại bỏ một hoặc một số đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

Điểm 20.1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Theo netlaw