Căn cứ phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Câu hỏi: Thời gian trước tôi có ngẫu hứng sáng tác một bài hát, bài hát này mới chỉ có phần lời và đệm đàn. Ngay sau đó, một người bạn của tôi biểu diễn bài hát và có ghi hình lại bài hát đó. Vậy trong trường hợp này, ai được xác định là tác giả?

Trả lời:

Tác phẩm âm nhạc là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.

Điều 12 Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự 2005 , Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung  2009 về quyền tác giả và quyền liên quan  quy định: “Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.” Như vậy, một tác phẩm âm nhạc được bảo hộ không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

 Căn cứ phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Theo đó, tác giả của tác phẩm này vẫn thuộc về bạn. Người biểu diễn tác phẩm chỉ có là chủ sở hữu của quyền liên quan mà thôi.

Căn cứ pháp lý:

Điều 12 Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP  về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung  2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Theo netlaw