Những biện pháp bảo vệ quyền tác giả nào có thể được áp dụng và cơ quan nào có thẩm quyền xử lý?

Câu hỏi: Một câu lạc bộ những người yêu điện ảnh trẻ đã tự lập một trang web. Các bộ phim đưa lên trang web là những phim được sưu tầm và do các thành viên trong CLV dịch, làm phụ đề. Người xem được xem và tải phim miễn phí. Vậy việc làm trên có xâm phạm quyền tác giả không?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);

2. Nội dung tư vấn:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có giải thích tại khoản 2-Điều 4 "quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu". Theo đó, các công tykinh doanh điện ảnh mua lại bản quyền các bộ phim sẽ được coi là chủ sở hữu của tác phẩm điện ảnh đó. Từ đó đưa ra lời tư vấn cho bạn như sau:

:- Có xâm phạm quyền tác giả không?

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này...................................... 

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.Như vậy, hành vi trên của Câu lạc bộ đã xâm phạm quyền tác giả.

- Các biện pháp được áp dụng và cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm?

+ Các biện pháp được áp dụng:

Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 Những biện pháp bảo vệ quyền tác giả nào có thể được áp dụng và cơ quan nào có thẩm quyền xử lý?

+ Cơ quan có thẩm quyền xử lý:

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Theo luatminhkhue