Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi sản xuất hàng hóa giải quyết thế nào?

Câu hỏi: Công ty A (Nhật Bản) đăng kí sáng chế cho thiết kế động cơ hút bụi tại Việt Nam, đang trong thời hạn bảo hộ nhưng trên thị trường có sản phẩm mang thiết kế tương tự do công ty Đài Loan sản xuất và công ty Thiên Đức nhập khẩu. Vậy cần giải quyết vụ việc thế nào?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);

2. Nội dung tư vấn:Theo như thông tin bạn cung cấp, Công ty A có một sáng chế là máy hút bụi được bảo hộ tại Việt Nam và trên thị trường Việt Nam xuất hiện một sản phẩm có động cơ giống với sáng chế của mình. Như vậy, trong trường hợp này có thể nói rằng có một sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở đây không? Do sản phẩm máy hút bụi của Nhật đã được bảo hộ ở Việt Nam nên mọi sản phẩm phát sinh sau thời gian đăng ký sáng chế đều không được chấp nhận cho nên có thể khẳng định sản phẩm mà Công ty Thiên Đức phân phối đã xâm phạm quyền đối với sáng chế của Công ty Nhật.Vậy, Công ty A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Vấn đề này được Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định cụ thể như sau:

Điều 198. Quyền tự bảo vệ

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 

 Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi sản xuất hàng hóa giải quyết thế nào?

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Như vậy, Công ty A có thể sử dụng một trong những biện pháp quy định tại Điều 198 tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của phía công ty bên kia và có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Điều 200 xử lý hành vi xâm phạm đối với quyền sáng chế của mình.

Như vậy, Công ty A có thể sử dụng một trong những biện pháp quy định tại Điều 198 tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của phía công ty bên kia và có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Điều 200 xử lý hành vi xâm phạm đối với quyền sáng chế của mình.

Theo luatminhkkhue