Những vụ vi phạm bằng sáng chế xôn xao nhất giới công nghệ

(SHTT) - Trong giới công nghệ, những vụ vi phạm bằng sáng chế diễn ra thường xuyên và nhiều thương hiệu lớn cũng rất tốn kém trong những vụ kiện sáng chế. Dưới đây là 4 vụ vi phạm bằng sáng chế gây xôn xao nhất thế giới.

Yahoo và Facebook tố nhau vi phạm bằng sáng chế

Vụ kiện đình đám trên xảy ra vào ngày 12/3/2012. Đây được xem là vụ tranh cãi pháp lý lớn đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ truyền thông xã hội.

Tập đoàn Yahoo đã nộp đơn kiện Facebook Inc, nhà điều hành trang mạng xã hội lớn nhất thế giới lên Tòa án liên bang ở San Jose, bang California (Mỹ). Theo cáo buộc của Yahoo thì phần lớn công nghệ mà Facebook sử dụng là dựa trên các công nghệ mà Yahoo! có trước đó và đã được cơ quan phụ trách bằng sáng chế Mỹ cấp bằng sáng chế để bảo vệ những phát kiến này. Cụ thể, những phát kiến độc đáo đó chính là các sản phẩm trực tuyến như hệ thống tạo lập cung cấp tin tức, tin nhắn, hiển thị quảng cáo, bình luận xã hội, kiểm soát thông tin riêng tư, v.v…

 Yahoo và Facebook tố nhau vi phạm bằng sáng chế

Vụ kiện càng trở nên căng thẳng hơn khi Facebook đã đáp trả lại bằng đơn kiện Yahoo vi phạm tới 10 bằng sáng chế của họ. Cụ thể, Facebook cáo buộc dịch vụ chia sẻ ảnh Flickr của Yahoo và một tính năng mới đưa vào hoạt động đã sử dụng trái phép bằng sáng chế có liên quan tới việc tạo ra “feed” cá nhân của các nội dung trên một mạng xã hội.

Vụ việc trên đã từng gây xôn xao suốt 1 thời gian dài.

Samsung thua kiện vụ vi phạm bằng sáng chế của Apple

Samsung và Apple là 2 ông lớn trong ngành công nghệ và luôn xảy ra những vụ kiện cáo về bằng sáng chế trong nhiều năm. Những vụ tranh chấp và kiện tụng về bản quyền sáng chế công nghệ giữa Apple và Samsung bắt đầu từ 2011. Theo như những gì Apple đưa ra thì Samsung đã sử dụng trái phép bằng sáng chế, thậm chí sao chép về thiết kế, giao diện hay tính năng có trên iPhone, iPad. 

 Samsung thua kiện vụ vi phạm bằng sáng chế của Apple

Sau nhiều năm kiện cáo thì Samsung đã đồng ý trả cho Apple 548 triệu USD tiền vi phạm.

LG kiện Samsung vi phạm bằng sáng chế

Cũng trong năm 2012, một vụ kiện đình đám nữa xảy ra trong giới công nghệ khi một trong những công ty của tập đoàn LG là LG Display đệ đơn kiện Samsung.

Nội dung đơn kiện mà LG đưa ra đó là những chiếc smartphone và máy tính bảng dòng Galaxy của Samsung đã sử dụng những bằng sáng chế về OLED của LG. Mục đích kiện của LG là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy cạnh tranh công bằng.

 LG kiện Samsung vi phạm bằng sáng chế

Trong khi đó về phía Samsung thì cho biết rằng việc quan trọng là hợp tác cùng nhau để khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường toàn cầu chứ không phải giữ chân nhau trong những vụ kiện tụng tranh chấp bằng sáng chế. Vụ khởi kiện này cũng diễn ra trong bối cảnh hãng điện tử Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn sau tòa tòa án xử Apple thắng.

 

Apple vi phạm bằng sáng chế của trường đại học Wisconsin

Được biết bằng sáng chế ở lĩnh vực vi xử lý đã được cấp cho nhóm Andreas Moshovos, Scott Breach, Terani Vijaykumar và Gurindar Sohi, những người đã tìm ra công nghệ nâng cao hiệu quả xử lý của các loại chip thông minh tại trường Đại học Wisconsin vào năm 1998.

Sau đó nhóm nhà nghiên cứu này đã cáo buộc Apple sử dụng công nghệ của họ tích hợp vào một số loại chip xử lý như A7, A8, A8X dùng trong iPhone 5S, iPhone 6 và iPhone 6 Plus mà không có sự chấp thuận.

Vì vậy Tòa án Mỹ tuyên bố Apple phải trả cho Trường đại học Wisconsin số tiền 234 triệu USD.

Vụ kiện vi phạm bằng sáng chế đồ họa giữa AMD và LG, Vizio

AMD được coi là ông lớn trong ngành công nghiệp phần cứng đồ họa khi họ không chỉ cung cấp đồ họa cho PC mà còn cung cấp cho Xbox One và PS4.

 

Mới đây, để bảo vệ quyền lợi cho thương hiệu mình, AMD đã gửi lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đơn khiếu kiện các công ty như LG, MediaTek, Sigma Designs và Vizio vì vi phạm bằng sáng chế đồ họa của họ.

Theo đơn mà AMD đưa ra thì các công ty trên đã sử dụng các khái niệm của AMD về shader (là một chương trình đặc biệt được viết ra để chạy trên GPU) và parallel graphics (quá trình xử lí đồ họa song song) trong quá trình xử lý hình ảnh trên các thiết bị của các công ty này. Các thiết bị đó không chỉ là điện thoại mà còn là TV, CPU di động.

PV