Gia tăng hàng giả trong lĩnh vực cơ khí: 61% hàng giả có nguồn gốc từ Trung Quốc

(SHTT) - Hàng giả trong lĩnh vực cơ khí ở châu Âu và Đức đang ngày càng gia tăng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và dấy lên những lo lắng trong xã hội.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất công nghiệp máy móc chế biến gỗ Đức (VDMA), các cơ quan công nghiệp cơ khí và nhà máy ở châu Âu đã mất khoảng 7,6 tỷ euro vào các sản phẩm hàng giả. Ước tính 7,6 tỷ euro này sẽ đảm bảo gần 35,000 việc làm cho người dân trong ngành công nghiệp.

 Hiệp hội các nhà sản xuất công nghiệp máy móc chế biến gỗ Đức (VDMA)

Tổ chức VDMA đại diện cho khoảng 3,300 công ty thành viên bao gồm chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hệ thống ngành công nghiệp cơ khí ở châu Âu và Đức. Tổ chức cho biết, đó là mức tăng khoảng 300 triệu euro so với năm 2018. Thiệt hại trung bình của các công ty bị ảnh hưởng là khoảng 4,9% doanh thu hàng năm.

Báo cáo bằng tiếng Đức cho thấy 74% các công ty trong lĩnh vực cơ khí và nhà máy ở Đức bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm vi phạm bản quyền. Đó là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Còn đối với các công ty có khoảng hơn 500 nhân viên thì tỷ lệ này chiếm khoảng 90%. Việc làm giả đang ngày càng tăng khiến 52% các công ty thành viên cảm thấy lo lắng hơn bởi các sản phẩm vi phạm bản quyền. Trong đó, 61% hàng giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, 19% từ Đức và 12% từ Nga.

 

VDMA cho biết, việc tái sản xuất các sản phẩm riêng lẻ và mô phỏng thiết kế là những hình thức giả mạo phổ biến nhất. Các sản phẩm vi phạm bản quyền không chỉ làm giảm doanh thu mà còn gây thiệt hại cho công ty. Ví dụ như việc sử dụng các phụ kiện giả sẽ không đảm bảo nguồn cung cấp nước uống sạch.

Theo khảo sát cho thấy, 36% các công ty cho biết họ đã thấy được những rủi ro của hàng giả đến người vận hành máy móc hay độ an toàn của hệ thống. Tuy nhiên theo khảo sát tại các danh nghiệp này thì chỉ có 26% người đồng ý ra toà chống lại việc buôn bán bất hợp pháp hàng giả, còn lại 49% không có hành động gì cả.

 Ngô Hiếu