Trường hợp từ chối xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, cơ quan xử lý vi phạm sẽ từ chối xử lý vi phạm những trường hợp nào?

Trả lời:

 

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp từ chối xử lý vi phạm trong các trường hợp sau đây:

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm được nộp khi đang có tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp liên quan;

Người yêu cầu xử lý vi phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý vi phạm về giải trình, bổ sung chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và chứng minh vi phạm trong trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ và cơ quan xử lý vi phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu;

Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính;

Kết quả xác minh của cơ quan xử lý vi phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có vi phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm;

Có kết luận, quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ để tiến hành thủ tục xử lý vi phạm;

Hành vi không bị coi là vi phạm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc không bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này.

Căn cứ pháp lý:

Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Theo netlaw