Sao chép chỉnh sửa bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả có bị xử phạt không?

Câu hỏi: Công ty B tự ý sao chép bài viết của báo điện tử A và chỉnh sửa nội dung trong bài viết mà không được sự đồng ý của ban biên tập báo điện tử A. Sự việc trên đã gây hiểu lầm nghiêm trọng. Vậy công ty B đã vi phạm vào những quy định nào của pháp luật?

Trả lời

Căn cứ Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

" Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác….."

Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định: "Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu."

 Sao chép chỉnh sửa bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả có bị xử phạt không?

Như vậy, các tác phẩm của cá nhân mang tính mới, tính sáng tạo mà không phải là văn bản quy phạm pháp luật, hành chính hay quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, nguyên lý, định luật, số liệu, khái nhiệm đều được quyền bảo hộ theo Luật sở hưu trí tuệ năm 2005.

Cũng theo Luật này, Điều 28 có quy định: Hàng vi xâm phạm quyền tác giả:

“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả...."

Như vậy, hành vi sao chép và chỉnh sửa của công ty mã hóa vn đã vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Chế tài xử phạt:

Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP  quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan hành vi này với mức sau:

 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Và biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định.

Như vậy tạp chí điện tử Thương hiệu A có thể thương lượng với Công ty B về hành vi này yêu cầu họ bồi thường và gỡ bài đã copy trái pháp luật xuống, nếu không đồng ý, Thương hiệu A có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu Toàn án giải quyết.

Quy trình xử lý hành vi xâm hại quyền tác giả hiện hành của Luật Gia Phát đang áp dụng bao gồm các bước sau:

Bước 1: Gửi Email cảnh báo về hành vi vi phạm và đề nghị gỡ bỏ

Bước 2: Gọi điện đến người phụ trách trang mạng trao đổi trực tiếp về hành vi vi phạm và đưa ra hướng giải quyết

Bước 3: Gửi Công văn ký đóng dấu của tổng biên tập hoặc người có thẩm quyền để xử lý

Bước 4: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật

Bước 5: Khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật.

Theo luatgiaphat