Trí tuệ nhân tạo có thể gây ra các vấn đề về pháp lý và đạo đức

Người đứng đầu trung tâm nghiên cứu của Micrsoft, ông Eric Horvitz, cho rằng người máy sẽ tạo ra các vấn đề lớn về pháp lý, đạo đức và tâm lý khi nó trở nên tinh vi hơn, nhưng không đe dọa đến sự tồn tại của con người.

Eric Horvitz tin rằng loại người sẽ không mất kiểm soát đối với trí thông minh nhân tạo, đồng thời nhấn mạnh đến một lúc nào đó, trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ khoa học, giáo dục cho đến kinh tế trong cuộc sống hằng ngày.

Tháng trước, Giáo sư Stephen Hawking đã bày tỏ lo ngại của mình đối với sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo. Ông ấy tin rằng công nghệ có thể tự nhận thức được và thay thế con người. Theo giáo sư Hawking, thì những mẫu trí tuệ nhân tạo mà chúng ta đang có đã chứng tỏ nó rất có ích, nhưng ông ấy cho rằng khi phát triển đến dạng đầy đủ thì người máy có thể nói được và kết thúc sự chạy đua của con người.

Horvitz đưa ra bình luận của mình khi trả lời phỏng vấn sau khi nhận được giải thưởng Feigenbaum của AAAI cho những đóng góp của mình trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, ông Horvitz cũng nhận thấy trí tuệ nhân tạo sẽ có những ảnh hưởng lớn đến xã hội và tạo ra những vấn đề lớn trong luật pháp, đạo đức và tâm lý.

  

Người máy Asimo của hãng Honda (ảnh Reuters)

Các nhà nghiên cứu đã đăng tải một số bình luận trên blog của Microsoft rằng “Chúng ta vẫn phải cảnh giác trong đánh giá và đưa ra những rủi ro tiềm tàng và các bước phát triển. Chúng ta vẫn cần đảm bảo rằng các hệ thống nghiên cứu ở mức cao sẽ hoạt động một cách an toàn và theo đúng các mục tiêu của chúng ta, thậm chí ngay cả những tình huống chúng ta không lường trước được”.

Phải rất cẩn thận

Một số nhà khoa học nổi tiếng khác cũng có những ghi ngờ về trí tuệ nhân tạo, như trường hợp ông Elon Musk, một người đồng sáng lập Paypal và người sáng lập Tesla, một hãng sản xuất xe điện, và SpaceX, dự án tập trung vào lĩnh vực công nghệ tên lửa.

  

Người máy Titan của hãng Cyberstein đi siêu thị ở Moscow (ảnh ft)

Năm ngoái, ông Musk cho rằng trí tuệ nhân tạo là đe dạo lớn nhất đến sự tồn tại của con người và cảnh báo nên phải rất thận trọng. Ông cho rằng càng ngày ông ấy càng tin rằng chúng ta cần có những luật lệ về nó, có thể ở mức quốc gia và mức toàn cầu để đảm bảo rằng chúng ta không phạm sai lầm.

Musk cùng với Mark Zuckerberg, CEO của hãng Facebook, và diễn viên Ashton Kutcher đã tham gia vào thành lập Vicarious.

Vicarious là một công ty nghiên cứu sản xuất ra máy tính có thể suy nghĩ như con người có hệ thống thần kinh như là một phần của bộ não để điều khiển nghe nhìn, chuyển động của cơ thể và sử dụng ngôn ngữ.