Dán nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý không đúng với nguồn gốc sản phẩm là phạm luật?

Câu hỏi: Thưa luật sư, Anh A mua một số lượng lớn quả vải của một số tỉnh, sau đó dán nhãn với chỉ dẫn địa lí là vải thiều Lục Ngan, Bắc Giang để xuất khẩu ra nước ngoài. Vậy tôi muốn hỏi quyền sở hữu chỉ dẫn với địa lí này có vi phạm không?

Trả lời:

Luật sư trả lời:

Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về chỉ dẫn địa lý như sau

"22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể."

Dán nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý không đúng với nguồn gốc sản phẩm là phạm luật? 

Và Điêu 88 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau

"Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó."

Mà theo tìm hiểu của chúng tôi thì sản phẩm "vải thiều" với chỉ dẫn địa lý "Lục Ngạn" đã được Sở khoa học và công nghê Tỉnh Bắc Giang nộp đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ và đã được Cục SHTT chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ số 00015 ngày 25/6/2008 do đó việc anh A tự ý sử dụng chỉ dẫn địa lý này khi chưa có sự cho phép của Sở khoa học và công nghê Tỉnh Bắc Giang được coi là vi phạm pháp luật. 

Theo luatminhkhue