Châu Âu từ chối cấp bằng sáng chế cho trí thông minh nhân tạo

(SHTT) - Mới đây, Cơ quan cấp bằng sáng chế châu Âu (EPO) đã từ chối công nhận hai bằng sáng chế do trí thông minh nhân tạo phát minh ra mặc dù nó rất hữu dụng. Điều này khiến các nhà khoa học thất vọng.

Trong thế giới hiện đại, con người đang chứng kiến sự phát triển không ngừng của máy móc, không phải với vai trò khám phá, mà với vai trò là người sáng tạo.

Mới đây, các nhà khoa học ở trường đại học Surrey ở London (Anh) đã đề nghị cấp bằng sáng chế cho 2 ý tưởng độc đáo do trí thông minh nhân tạo có tên là DABUS tạo ra. Đó là hộp đựng thức uống và thiết bị tín hiệu, AI đã sáng chế ra loại ‘hộp đựng tay cầm’ có thể giúp việc nắm giữ thức uống dễ dàng hơn, trong khi thiết bị tín hiệu sẽ giúp các đội tìm kiếm và cứu hộ xác định vị trí mục tiêu một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên Cơ quan cấp bằng sáng chế châu Âu (EPO) đã từ chối công nhận, lý do vì người phát minh ra chúng là cái máy. EPO cho rằng bằng sáng chế chỉ được công nhận và cấp cho người phát minh là con người vì người sở hữu bằng sáng chế còn thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với những sáng chế mà mình tạo ra, theo Daily Mail.

 Châu Âu từ chối cấp bằng sáng chế cho trí thông minh nhân tạo

Điều này khiến ác nhà khoa học ở trường đại học Surrey, London (Anh) thất vọng. Ông Ryan Abbott của trường Surrey cho rằng lý do từ chối cấp bằng sáng chế chỉ vì người phát minh là cái máy là không thể chấp nhận được trong thời đại người và máy cộng hưởng với nhau trong phát minh và sáng tạo.

“Nếu tôi dạy sinh viên và giúp chúng thực hiện một ý tưởng, điều đó không có nghĩa tôi trở thành nhà phát minh của bằng sáng chế do sinh viên của mình tạo ra. Điều đó cũng tương tự với một cái máy” ông Abbott phát biểu.

Ông cho rằng cách tiếp cận tốt nhất đó là công nhận AI với tư cách người phát minh ra các bằng sáng chế, và công nhận chủ sở hữu, người đã tạo ra AI trong trường hợp này là DABUS, như người được “thụ hưởng” để thay mặt cái máy đưa ra quyết định liên quan đến bằng sáng chế hoặc thực hiện nghĩa vụ từ việc sở hữu nó.

Trước đó, Google đã tài trợ một chương trình trí tuệ nhân tạo để viết các bài báo tin tức địa phương. Vào năm 2016, một nhóm các viện bảo tàng và nhà nghiên cứu ở Hà Lan đã giới thiệu một bức tranh chân dung mang tên The Next Rembrandt, một tác phẩm nghệ thuật tạo ra bởi một máy tính đã phân tích hàng nghìn tác phẩm của nghệ sĩ người Hà Lan thế kỷ 17 Rembrandt Harmenszoon van Rijn. Cùng trong năm đó, một cuốn tiểu thuyết ngắn được viết bởi một chương trình máy tính Nhật Bản đã đi đến vòng thứ hai của một giải thưởng văn học quốc gia. Và công ty tình báo nhân tạo do Google sở hữu, Deep Mind đã xây dựng phần mềm có thể tạo ra âm nhạc bằng cách nghe các bản ghi âm.

Đã từng có những công trình về máy tính viết thơ, chỉnh sửa ảnh và thậm chí sáng tác nhạc kịch.

Vì vậy mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và bản quyền vẫn luôn là điều gây ra tranh cãi.

Minh Hà