Nhà sáng chế khối Tenji được Google vinh danh là ai?

(SHTT) - Hôm nay 18/3, Google Doodle đã vinh danh nhà sáng chế Seiichi Miyake, cha đẻ của công trình nổi tiếng mang tên "khối Tenji" (gạch tenji, khối xúc giác).

 Google Doodle đã chính thức thay đổi giao diện để vinh danh nhà sáng chế người Nhật Seiichi Miyake (1926 - 1982) cùng sự đóng góp lớn lao của ông đối với nhân loại. Chữ "Google" cách điệu được trạm nổi trên những khối gạch màu vàng kỳ lạ, xuất hiện tại trang chủ Google đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của internet.

Được biết, Seiichi Miyake nổi tiếng với công trình mang tên "Khối xúc giác" (hay "Gạch tenji", "Gạch xúc giác") dành cho người khiếm thị khi họ tham gia giao thông.

Nếu như chữ nổi của nhà phát minh người Pháp Louis Braille giúp cho người khiếm thị có thể đọc thì gạch xúc giác của Seiichi Miyake có thể giúp người khiếm thị tham gia giao thông an toàn. 

 Nhà sáng chế khối khối Tenji được Google vinh danh là ai?

Khối Tenji lần đầu tiên được giới thiệu một ngôi trường dành cho người mù ở thành phố Okayama của Nhật Bản vào ngày 18 tháng 3 năm 1967, và sẽ tiếp tục cách mạng hóa cách người khiếm thị tương tác với thế giới, giúp cho việc đi lại của họ an toàn và dễ dàng hơn.

Thiết kế ban đầu của Miyake, được lắp đặt trên tất cả các nền tảng Đường sắt Nhật Bản vào những năm 1970 và đã nhanh chóng lan rộng đến các thành phố trên toàn cầu, có hai mẫu xúc giác mà những người khiếm thị có thể phát hiện bằng gậy hoặc qua chân - cung cấp tín hiệu đường nào họ nên đi.

Khối này có hai loại chính, một có những hình tròn nổi và loại còn lại có thanh dọc. Trong đó, khối chấm cho người dùng biết họ đang gặp nguy hiểm; còn khối có thanh dọc có nghĩa là bạn có thể an toàn khi đi tiếp và khối có những hình tròn nổi có nghĩa là bạn cần chú ý.

Ngoài việc dùng một cây gậy hỗ trợ hoặc gậy trắng để cảm nhận được những khối gạch xúc giác trên, những người khiếm thị có thể tham gia giao thông đường an toàn nhờ sự giúp đỡ của những chú chó dẫn đường hoặc cảm nhận chúng qua đôi giày.

 Nhà sáng chế Seiichi Miyake

Tất cả những tín hiệu đó, mà nhiều người thậm chí có thể không nhận thấy khi họ đi lang thang qua một thành phố, là vô cùng quan trọng đối với những người có tầm nhìn hạn chế.

Ở độ tuổi 47, sau một thời gian dài làm việc và đợi chờ trong khắc khoải với ý tưởng của mình, năm 1982, quĩ phúc lợi công cộng mới được hỗ trợ để xây dựng các vạch dành riêng cho người khiếm thị. 

Hàng loạt các khối lát đường được làm bởi các cấp chính quyền địa phương trên khắp Nhật Bản và cách đây 3 năm, sau 36 năm ý tưởng của ông đưa ra, mới được Cục tiêu chuẩn đo lường của Nhật Bản chấp nhận.

Seiichi Miyake đã không mong muốn tìm kiếm sự nổi tiếng và những điều may mắn khi phát minh ra những vạch, tín hiệu dành cho người mù và người điếc nhưng cũng thật đáng tiếc là không có ai nhớ đến tên của ông khi đi trên những vạch màu vàng mà chính ông là người đã nghĩ ra đầu tiên.

Ngoài 2 loại trên, gạch xúc giác ngày nay cũng được thiết kế thêm nhiều kiểu hình mới mẻ, mục đích nhằm đưa ra các thông báo khác nhau cho người khiếm thị, giúp họ đi lại dễ dàng hơn. Để xác định gạch xúc giác, người ta có thể dùng chân, dùng gậy hoặc chó dẫn đường.

Đến nay, những viên gạch của Miyake vẫn xuất hiện trên khắp thế giới, hàng ngày giúp đỡ những người khiếm thị tham gia giao thông một an toàn và thuận tiện, tất cả đều bắt nguồn tự trí sáng tạo, sự tận tâm và lòng yêu thương con người của nhà phát minh người Nhật.

Thanh Tùng