Công nghệ giải cứu: Sản phẩm mới cải thiện công tác cứu trợ thiên tai

(SHTT) - Sau vụ cháy rừng thảm khốc ở miền nam California vào cuối năm ngoái, công ty khởi nghiệp Watergen của Israel đã gửi các thiết bị của mình để cung cấp nước lính cứu hỏa và nhân viên cứu trợ.

Các máy móc được triển khai trong khu vực thảm họa toàn cầu là một trong những công nghệ được trưng bày tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng 2019 để làm nổi bật những đổi mới có thể đưa vào sử dụng trong các nỗ lực cứu trợ khác nhau.

Ông Yehuda Kaploun, chủ tịch Watergen, Mỹ tuyên bố sản phẩm mới của công ty mình là một chiếc Gen-350 có 2 phiên bản: phiên bản thương mại và phiên bản dành cho người tiêu dùng có tên là Genny. Gen-350 tích hợp  nhiều ứng dụng để ứng phó khẩn cấp và giúp đỡ hàng triệu người thiếu nước uống.

Các cuộc triển lãm đã giới thiệu một loạt các dịch vụ "công nghệ tốt" sử dụng robot, máy bay không người lái, trí tuệ nhân tạo và những thứ tương tự.

Chân robot, địa hình hiểm trở

CES năm nay cũng có riêng một hội thảo về chủ đề công nghệ giải cứu có thể giúp "tạo ra cộng đồng kiên cường hơn" bằng cách giải quyết các vấn đề bao gồm nghèo đói, y tế, giáo dục và bền vững.

"Phục hồi thảm họa và an toàn công cộng là một lĩnh vực trong ngành công nghiệp máy bay không người lái, sự tăng trưởng đến thời điểm hiện tại đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, theo cấp số nhân với vô số ứng dụng trong thế giới thực", Ben Marcus, chủ tịch AirMap phát biển. Ông cũng đã cho phép các nhà khai thác quản lý máy bay không người lái để ứng phó khẩn cấp.

"Khi được sử dụng cho an toàn công cộng, máy bay không người lái rẻ hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn trong việc giữ mọi người tránh xa khỏi nguy hiểm", ông cho biết thêm.

 

Công ty khởi nghiệp Uupsafe có trụ sở tại Đài Loan đã giành giải thưởng CES cho công nghệ giám sát các nhân viên cứu hỏa với thiết bị đeo thông minh kết nối với các trung tâm chỉ huy.

Còn nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda đã cho thấy chiếc xeb nguyên mẫu của nó có thể được sử dụng trong nhiều tình huống bao gồm tìm kiếm và cứu hộ, chữa cháy và dọn tuyết.

"Chúng tôi đã thử nghiệm (chiếc xe) giả lập các tình huống trong thế giới thực để chứng minh giá trị và khả năng của cỗ máy độc đáo này", giám đốc điều hành của Honda, ông Pete Wendt phát biểu.

Honda cho biết họ đã thử nghiệm chiếc xe trong các vụ cháy rừng ở Colorado để làm giảm thiểu tổn thương bề mặt vật lý của lính cứu hỏa khi mang theo vật tư và nước. Hơn thế, họ có thể điểu khiển chiếc xe và sử dụng chế độ cho phép loại xe này tự động đi theo các phi hành đoàn.

 

Huyndai của Hàn Quốc đã tiến thêm một bước, tiết lộ đang sản xuất một chiếc ô tô có chân robot có thể đi bộ hoặc bò trên địa hình hiểm trở. Huyndai đã quảng cáo cỗ máy của mình theo cách hoa mỹ nhất, họ gọi sáng chế mới này là một "Phương tiện di động cao cấp" chưa từng có, kết hợp công nghệ từ ô tô điện với robot.

"Điều gì sẽ xảy ra nếu một chiếc xe được thiết kế với robot có thể cứu mạng người trong thảm họa"? John Suh, giám đốc điều hành của Hyundai, người đứng đầu chi nhánh Cradle của công ty dành sự tán dương cho sáng tạo mới của hãng.

Chiếc xe ý tưởng có thể lái xe ở tốc độ cao với hai chân rút lại nhưng nếu cần có thể trèo qua bức tường 1,5 mét (khoảng 5 feet), theo cách mà nhà sản xuất ô tô gọi là "mô hình di động mới".

Thuý Hằng