Những sửa đổi về quy định thương mại bản quyển âm nhạc vẫn chưa khả thi

(SHTT) - Trong các nội dung thảo luận tại phiên họp hôm 31/5, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV, về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, đại biểu Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã nêu ra những điểm chưa khả thi trong vấn đề thương mại bản quyền âm nhạc.

Trong sáng 31/5, nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau đã được các đại biểu thảo luận, cho ý kiến nhằm đi đến thống nhất trước khi chính thức thông qua.

Các vấn đề liên quan tới bản quyền các tác phẩm âm nhạc trong thời gian qua đã trở thành chủ đề nóng trong cộng đồng, nhiều trường hợp trong số đó không thể giải quyết triệt để gây thiệt hại cho những cá nhân, tổ chức có quyền lợi do các quy định trọng Luật Sở hữu trí tuệ nước ta chưa đáp ứng.

Tham gia phát biểu đóng góp tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đến từ Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã đặt vấn đề:

Tại Điều 26, Khoản 1 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền. 

Trong khi đó, nội dung gốc của dự thảo Luật như điểm b, trường hợp tác phẩm đã được trụ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình tên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận.

Với những dẫn luật trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ra thắc mắc, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thì rất khó cho việc thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

Ông Anh Trí nhận định, các quy định nêu trên vẫn còn đang rất nửa vời và hoàn toàn không khả thi.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí từ Trung tâm Bản quyền  tác giả âm nhạc Việt Nam

Do vậy, đại biểu từ Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đề xuất: ""Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ và phải tạm dừng việc sử dụng theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền tác giả cho đến khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả tiền bản quyền nhằm giảm thiểu bất lợi cho tác giả".

Vị đại biểu này cũng bổ sung thêm, đối với trường hợp các bên liên quan không thể đạt được thỏa thuận hoặc bên sử dụng có tình trạng lạm dụng cơ chế thỏa thuận dẫn đến xuất hiện hành vi xâm phạm quyền, thì không chỉ cần tới giới hạn quyền tác giả mà còn cần bổ sung thêm giới hạn cho cơ chế thỏa thuận nhằm giảm thiểu nguy cơ xuất hiện hành vi vi phạm.

Quy định như vậy để giảm thiểu hành vi xâm phạm quyền tác giả, tác động tích cực đến ý thức của các tổ chức, cá nhân, tạo nên sự ổn định trong hoạt động thực thi bảo hộ quyền tác giả, tạo môi trường và văn hóa bản quyền lành mạnh, khích lệ lao động sáng tạo.

Việc có sự cân bằng trong các quy định nêu trên cũng sẽ giúp giảm tải đáng kể cho các cơ quan nhà nước trong việc xử lý vi phạm, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp và để đảm bảo thực hiện nghiêm túc cơ chế thỏa thuận giúp hài hòa quyền, quyền lợi và lợi ích của các bên và cùng hướng đến thụ hưởng của công chúng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ, dự kiến vào cuối kỳ họp thứ 3 này. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ được đánh giá là vấn đề khó, đồng thời đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp Việt Nam thích ứng với thực tiễn nước nhà đang hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bộ Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi đước kỳ vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay.

Thái An