Sáng chế điện cực ‘dẻo như cao su’ nhưng mang điện như dây dẫn

(SHTT) - Để làm cho điện tử “mềm mại và linh hoạt” hơn, trong hơn một thập kỷ qua, phòng thí nghiệm của Zhenan Bao đã nghiên cứu để chúng “hoạt động như làn da thứ hai”. Gần đây, nhóm đã bắt đầu chế tạo thành công các vật liệu đàn hồi có thể dẫn điện.

Với công nghệ hiện nay, khi đo hoạt động của não, các nhà thần kinh học phải cấy ghép điện cực để chúng phát ra các xung điện nhỏ, giúp giảm đau cho bệnh nhân.

Nhưng mới đây, trên trang Science Advances, nhóm nghiên cứu của Zhenan Bao đã mô tả cách họ lấy một loại nhựa dẻo và sửa đổi nó về mặt hóa học để làm cho nó có thể uốn cong như một dải cao su, đồng thời tăng nhẹ độ dẫn điện của nó. Kết quả là họ đã tạo ra một điện cực mềm, linh hoạt tương thích với dây thần kinh mềm và nhạy cảm của chúng ta.

Để tạo ra điện cực linh hoạt này, các nhà nghiên cứu bắt đầu bằng một loại nhựa có hai đặc tính thiết yếu: tính dẫn điện cao và khả năng tương thích sinh học, có nghĩa là nó có thể được tiếp xúc an toàn với cơ thể người. Nhưng loại nhựa này có một khiếm khuyết: Nó rất giòn.

Zhenan Bao, giáo sư kỹ thuật hóa học, cho biết: "Điện cực linh hoạt này mở ra nhiều khả năng mới, kích thích bề mặt não và các thiết bị điện tử cấy ghép khác. Ở đây, chúng tôi có một vật liệu mới, có hiệu suất điện tử và độ căng cao”.

Tiến sĩ Yue Wang, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Bằng cách hiểu được sự tương tác ở mức độ phân tử, chúng ta có thể phát triển các thiết bị điện tử mềm và căng mọng như da mà vẫn có khả năng dẫn điện”.

Vật liệu vẫn là mẫu thử nghiệm, nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ phát triển nó như một phần lâu dài để tạo ra các vật liệu linh hoạt kết nối với cơ thể người.

Phạm Thiện