Đột phá mới trong trong việc xóa trí nhớ

Bằng cách ngăn chặn quá trình củng cố trí nhớ, các nhà khoa học có thể loại bỏ những ký ức mới hình thành.

Mặc dù ý tưởng xóa trí nhớ của con người chỉ xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng nhưng vào thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu của Đại học Uppsala ở Thụy Điển tin rằng họ đã tạo ra một bước đột phá trong quá trình biến ý tưởng đó thành hiện thực, Science Daily đưa tin.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Uppsala đưa cho các tình nguyện viên một bức tranh có các gam màu trung tính và đồng thời thực hiện một cú sốc điện. Bằng cách ấy, hình ảnh của bức tranh xuất hiện kèm theo sự sợ hãi đối với các tình nguyện viên và một kí ức sợ hãy hình thành trong não họ.

Để kích hoạt kí ức sợ hãi, các tình nguyên viên xem lại bức tranh một lần nữa nhưng không bị sốc điện. Với một nhóm tình nguyện viên, các chuyên gia cố tình chiếu bức tranh nhiều lần để làm gián đoạn quá trình cùng cố trí nhớ. Kết quả cho thấy nỗi sợ hãi bị sốc điện gắn với hình ảnh bức tranh đã biến mất và bộ nhớ trở lại trạng thái trung tính. Đồng thời, bằng cách sử dụng một máy quét cộng hưởng từ, các nhà nghiên cứu nhận thấy các dấu vết của ký ức cũng biến mất khỏi hạch hạnh nhân trong não, nơi lưu trữ các kí ức sợ hãi của con người.

Nhưng với nhóm khác, các nhà khoa học chờ quá trình củng cố trí nhớ hoàn tất rồi mới chiếu bức tranh nhiều lần. Họ nhận thấy ký ức dấu vết của ký ức không biến mất khỏi hạch hạnh nhân trong não của những người tình nguyện. 

Thành tựu của Đại học Uppsala có thể tạo ra những phương pháp điều trị mới cho các bệnh nhân phải trải qua sự lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

“Những phát hiện của chúng tôi có thể là một bước đột phát trong nghiên cứu về trí nhớ và sự sợ hãi của con người. Và điều quan trọng là những phát hiện mới có thể giúp cải thiện phương pháp điều trị cho hàng triệu người trên khắp thế giới đang sông chung với tình trạng căng thẳng, ám ảnh sau chấn thương hay các cuộc tấn công khủng khiếp”, Thomas Agren, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Argen cũng giải thích rằng, khi con người học được một điều mới, một kí ức dài hạn được tạo ra với sự trợ giúp của quá trình củng cố trí nhớ dựa trên sự hình thành các protein trong não. Khi chúng ta nhớ lại một điều gì đó, kí ức trở nên không ổn định trong một thời gian và sau đó ổn định trở lại nhờ một quá trình củng cố trí nhớ tiếp theo. Nói cách khác, chúng ta không nhớ nổi những sự kiện đã thực sự xảy ra mà chúng ta chỉ nhớ lần cuối cùng chúng ta nghĩ về điều đó”.