Thịt nhân tạo sẽ sớm xuất hiện trên bàn ăn mỗi nhà

(SHTT) - Sau thời gian dài đầu tư nghiên cứu về thịt nhân tạo, các nhà khoa học hiện nay đã bắt đầ thu được những thành công nhất định. Họ cho biết trong tương lai thịt trên bàn ăn của con người phần lớn sẽ là các sản phẩm không có nguồn gốc từ động vật.

Các nhà khoa học cho rằng, thay vì phải tốn công sức và tiền bạc vào nghiên cứu các phương pháp chăn nuôi hiệu quả, các loại đồ ăn chăn nuôi tốt và cả một quá trình giết mổ thì với tế bào sinh học và kỹ thuật mô, họ có thể tạo ra các loại thịt nuôi cấy hay thịt nhân tạo đảm bảo an toàn và chất lượng tuyệt đối cho con người.

 

Trong các phương pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay, để nuôi cấy thịt, các nhà nghiên cứu đã lấy một lượng mô nhỏ từ động vật. Sau khi tách các tế bào ra riêng lẻ, họ cho vào ống nghiệm và cung cấp cho tế bào đầy đủ các yếu tố như chất dinh dưỡng, không khí, độ ẩm và tín hiệu phân tử từ các tế bào lên cận để chúng có thể phát triển đầy đủ như trên cơ thể động vật sống.

Khi đuợc nuôi cấy trên đĩa nhựa, các tế bào sẽ phân chia và phát triển đến khi chúng phủ kín lên tất cả các bề mặt có sẵn. Các mạch và mô cần liên kết với nhau để có được kết cấu tổ chức như những miếng thịt thật. Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy các bó tế bào có thể biến thành thịt để chế biến xúc xích hay bánh mì kẹp thịt.

 

Các tế bào động vật riêng lẻ có thể sao chép hầu hết các loại thịt thí nghiệm. Tuy nhiên, do không có mạch máu và mô liên kết nên những miếng thịt này sẽ không có mô ba chiều có tổ chức - và đó là những gì cần cho các miếng thịt cắt giảm cấu trúc như ức gà và thịt xông khói mà các nhà khoa học hiện đã đạt được thành công. 

Các nhà khoa học hiện nay cũng đang dần hoàn thiện các quy trình kiếm định để có thể đưa các sản phẩm thành công ra thị trường và tiến hành thương mại hóa trong thời gian tới. 

 

Trong giai đoạn tiếp theo, các nhà sinh học sẽ thực hiện những thử thách khó hơn như nuôi cấy các loại thịt có cấu trúc giống bít tết hay thịt gà cốt lết. Những sản phẩm này cần có các mô liên kết bao gồm protein như collagen và elastin, tổ chức các sợi cơ thành bó cơ thẳng hàng theo hướng co lại. Mô liên kết này thay đổi khi nấu và thêm kết cấu xương sụn vào thịt.

Việc tạo ra các sản phẩm thịt trong phòng thí nghiệm không chỉ là một nghiên cứu giúp làm giảm các chi phí chăn nuôi và các mối lo về đầu ra, đầu vào cho người nông dân, nó còn cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt sạch, không lo nhiễm bệnh dịch trong tương lai.

An An