Xe ô tô có thể 'nói chuyện' với nhau: Bước tiến mới giúp ngăn chặn tai nạn giao thông

(SHTT) - Tập đoàn Toyota dự định sẽ mở bán các loại xe có khả năng “nói chuyện” với nhau bằng công nghệ không dây tầm ngắn vào năm 2021. Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết loại xe này sẽ là chìa khóa ngăn ngừa hàng ngàn vụ tai nạn xảy ra mỗi năm.

 

Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ đang xem xét đề xuất yêu cầu tất cả các xe ô tô trong tương lai bắt buộc phải tích hợp công nghệ tiên tiến. Toyota hi vọng vào giữa năm 2020 có thể áp dụng hệ thống truyền thông tầm ngắn trên hầu hết các xe của hãng. Toyota cũng cho biết nhờ bản báo cáo của mình, các nhà sản xuất khác có thể sẽ có kế hoạch đầu tư sớm vào công nghệ mới này.

Trong quá khứ, các nhà sản xuất xe hơi đã từng thử nghiệm công nghệ trò chuyện “giữa các xe” và “giữa xe hơi với cơ sở hạ tầng” ở âm tần 5.9 GHz vào năm 1999. Công nghệ này đã được thử nghiệm hơn 1 thập kỷ nhưng không được sử dụng rộng rãi.

Năm 2017, General Motors bắt đầu cung cấp công nghệ trò chuyện trên mô hình chiếc Cadillac CTS, nhưng hiện đây là chiếc xe duy nhất có sẵn trên thị trường tích hợp hệ thống này. Xe kéo đã được thử nghiệm trong các dự án thí điểm trong hơn một thập kỉ, sử dụng truyền thông tầm ngắn chuyên dụng để truyền dữ liệu lên đến khoảng cách 300 mét, bao gồm vị trí, hướng và tốc độ tới các phương tiện gần đó. Dữ liệu có thể xác định rủi ro và cung cấp cảnh báo để tránh tai nạn sắp xảy ra, đặc biệt là tại các giao lộ.

Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ cho biết quy định này có thể tiêu tốn 135 đến 300 đô la Mỹ cho mỗi chiếc xe mới và tổng cộng 5 tỷ đô mỗi năm. Tuy nhiên, bù lại thì quy định này sẽ giúp ngăn chặn khoảng 600.000 vụ va chạm hằng năm và giảm chi phí 71 tỉ đô khi đưa vào triển khai đại trà.

Năm 2017, các nhà sản xuất ô tô lớn đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua các dự thảo về việc bắt buộc các xe phải tích hợp công nghệ cao và sử dụng công nghệ an toàn giao thông. Tuy nhiên đến nay, dự luật vẫn còn để ngỏ và chưa có bất kỳ thông tin nào tiếp theo.

Yến Nhi