Phương pháp điều trị ung thư mới từ những phát hiện trong sao chép DNA

(SHTT) - Một nghiên cứu của Trung tâm Sinh học nhiễm sắc thể tại NUI Galway, Ireland, hợp tác với Đại học Zurich đã phát hiện những vấn đề mới trong sao chép DNA. Phát hiện này có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị ung thư mới.

Mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu protein CDC7, đây là nhân tố kích hoạt các tế bào ung thư tái tạo DNA và hình thành khối u. Nghiên cứu của NUI Galway đã chỉ ra cách thức hoạt động và sự phát triển của CDC7 để tìm ra phương pháp ngăn chặn các khối u phát triển.

Về cơ bản, ung thư bắt nguồn từ việc các tế bào phân chia một cách vô tổ chức, tạo ra một khối u trong cơ thể con người. Để một tế bào phân chia, trước tiên DNA của nó cần được sao chép để tạo ra 2 phân tử DNA gần như giống nhau hoàn toàn. Quá trình này được bắt đầu tại các điểm cụ thể trong DNA được gọi là nguồn gốc của sao chép và được đặt làm mục tiêu bởi protein khởi tạo. CDC7 hoạt động bằng cách kích hoạt một bộ protein tại các nguồn gốc để bắt đầu quá trình sao chép DNA. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm các loại thuốc có tác dụng chống lại quá trình sao chép DNA của CDC7 để có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.

 Phương pháp điều trị ung thư mới từ những phát hiện trong sao chép DNA

Corrado Santocanale, Giáo sư Y học Phân tử, Trường Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Ireland Galway và cũng là một giáo sư ở trung tâm sinh học nhiễm sắc thể và kỷ luật hóa sinh cho biết: “Tỷ lệ mắc ung thư đang tiếp tục gia tăng ở cả Ireland và trên toàn thế giới. Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đang làm việc không ngừng nghỉ để tìm ra các phương pháp điều trị ung thư mới. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã chỉ ra một vai trò khác của CDC7 bên cạnh việc kích hoạt các protein ở nguồn gốc sao chép".

Ông nói thêm: "Chúng tôi biết rằng nhiều loại ung thư xảy ra do tình trạng tăng sinh và căng thẳng nhân rộng khiến DNA liên tục sao chép. Khi sự căng thẳng sao chép xảy ra trong các tế bào ung thư, CDC7 kích hoạt một protein khác gọi là MRE11 để khắc phục sự căng thẳng và khởi động lại sao chép, vì vậy các tế bào ung thư tiếp tục phát triển. Thuốc ngăn chặn CDC7 được đưa vào cơ thể con người có thể ngăn chặn sự căng thẳng sao chép, từ đó giảm sự phát triển của các tế bào ung thư".

Nghiên cứu này đặc biệt hướng tới những loại ung thư có mắc độ căng thẳng sao chép cao như ung thư tuyến tụy và ung thư đại tràng. Việc đưa các loại thuốc ngăn chặn CDC7 đặc biệt hiệu quả trong những trường hợp này.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nếu các gen BRCA2 (gen có nhiệm vụ tạo ra protein nhằm ức chế khối u), CDC7 bị đột biến hoặc thay đổi có thể làm DNA bị tổn thương, dẫn đến tăng khả năng ung thư vú. Trong trường hợp này, việc sử dụng các loại thuốc ngăn chặn CDC7 cũng có thể được đưa vào nghiên cứu để ngăn ngừa một số loại ung thư vú.

Giáo sư Noel Lowndes, Giám đốc Trung tâm Sinh học Chromosome cho biết: "Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học EMBO. Đây là bước đi quan trọng, mở đầu cho những hướng đi mới trên con đường tìm ra các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn”.

Kim Anh